Phụ nữ Thủ đô thực hiện trật tự an toàn giao thông

Hoàng Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hội Phụ nữ các cấp tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện tốt việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông khi tham gia các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng trên địa bàn Thành phố, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội Xuân Giáp Thìn và các kỳ nghỉ lễ khác trong năm 2024.

 Thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 201-KH/TU ngày 15/12/2023 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Thực hiện Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 02/01/2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024; Thiết thực hưởng ứng Năm An toàn giao thông năm 2024 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, ngày 15/1, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, vận động thực hiện trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị năm 2024 trong các cấp Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội năm 2024.

Kế hoạch nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức của cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, văn minh đô thị, an toàn giao thông; từng bước xây dựng văn hóa giao thông, góp phần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố.Tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện tốt việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông khi tham gia các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng trên địa bàn Thành phố, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội Xuân Giáp Thìn và các kỳ nghỉ lễ khác trong năm 2024.... Kế hoạch gồm 8 nội dung sau:

Phụ nữ Thủ đô thực hiện trật tự an toàn giao thông - ảnh 1
Cán bộ hội viên phụ nữ tích cực tham gia tổng vệ sinh đường phố xanh, sạch , đẹp
 

1. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ chấp hành các nhiệm vụ trọng tâm theo Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 15/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Quốc gia đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới; Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 05/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024; Kế hoạch số 201-KH/TU ngày 15/12/2023 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Các quy định về đảm bảo trật tự đô thị, nếp sống văn hóa nơi công cộng, nội dung Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố …

2. Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, tập trung tuyên truyền về văn hóa của người tham gia giao thông, người lớn nêu gương về văn hóa giao thông cho trẻ em; các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông có nguy cơ cao gây tai nạn nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Vận động cán bộ hội viên phụ nữ và nhân dân tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng, góp phần giảm phương tiện giao thông cá nhân, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Kịp thời đề xuất, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông.

3. Phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương thực hiện mạnh mẽ, liên tục công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật, an toàn giao thông, công tác kiểm tra, xử lý quyết liệt vi phạm nồng độ cồn của lực lượng chức năng Thành phố với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, chú trọng tuyên truyền trên các trang thông tin, mạng xã hội, tuyên truyền trực tiếp tại các cấp hội phụ nữ, khu dân cư, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố...; nội dung tuyên truyền phải có chiều sâu, tác động mạnh mẽ tới tâm lý, ý thức, tự trọng của người tham gia giao thông, có sự lan tỏa rộng rãi để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người khi tham gia giao thông, quyết tâm thực hiện được văn hóa, thói quen không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia; đồng tình ủng hộ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng, lên án các hành vi vi phạm.

4. Vận động hội viên phụ nữ và gia đình ký cam kết chấp hành các qui định về trật tự và văn minh đô thị: không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện không đúng qui định của thành phố; không vứt rác và phế thải bừa bãi nơi công cộng; không mua bán trên vỉa hè, lòng đường; tự giác tháo gỡ mái che, mái vẩy, biển hiệu quảng cáo không đúng quy định, bục bệ, cầu dắt xe…làm mất mỹ quan đô thị, tự giác tháo dỡ lều quán thuộc chỉ giới hành lang giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng; không vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không kinh doanh, buôn bán trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

5. Vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân đóng góp công sức, hiến đất xây dựng các công trình giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là 7 quận, huyện có Dự án Đường vành 4 – Vùng Thủ đô; Vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ các công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông. Bảo vệ đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách... và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; không sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép, xây dựng các tuyến đường giao thông thông thoáng, khang trang, sạch đẹp,... Phối hợp với các cơ quan chức năng cùng cấp trong việc tham mưu cho các cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền ban hành, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; kịp thời phản ánh đề xuất, kiến nghị của Nhân dân trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

6. Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong giám sát, phát hiện, phối hợp đấu tranh và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về trật tự đô thị, các hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản, cát, sỏi lòng sông không đúng quy định trên các tuyến sông Hồng, sông Đà, sông Đuống... gây mất trật tự, an toàn đường thủy nội địa; Giám sát, phát hiện các trường hợp lấn chiếm, các vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường thủy, lập bến bãi trái phép, các bến đò ngang, phà qua sông, phương tiện thủy nội địa không phép tại các khu du lịch, không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn giao thông đường thủy; đặc biệt chú trọng bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đường bộ trong dịp Lễ hội Chùa Hương...

7. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, hội viên thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” và “Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; tích cực tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng thêm cây xanh, hoa làm đẹp cảnh quan môi trường, tham gia bóc, xóa biển quảng cáo rao vặt trái phép. Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình phụ nữ tham gia đảm bảo an toàn giao thông, giữ gìn trật tự văn minh đô thị, bảo vệ môi trường như: mô hình “Phụ nữ và gia đình thực hiện an toàn giao thông”; “Phụ nữ với pháp luật”; mô hình “Đoạn đường phụ nữ tự quản xanh-sạch-đẹp, Đoạn đường/Tuyến phố bích họa/nở hoa”, “Tuyến phố văn minh đô thị”; Tiếp tục nhân rộng các mô hình “Biến điểm rác tồn đọng thành vườn hoa”, “Điểm hoa phụ nữ tự quản”; Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong xây dựng các sân chơi, điểm sinh hoạt cộng đồng Xanh - Sạch - Đẹp, thân thiện với môi trường...

8. Nhân rộng gương điển hình tiên tiến, các mô hình, cách làm hay; Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng các mô hình phụ nữ đăng ký thực hiện an toàn giao thông, văn minh đô thị.

Phụ nữ Thủ đô thực hiện trật tự an toàn giao thông - ảnh 2
Vận động người dân không vứt rác và phế thải  bừa bãi ra đường phố và những nơi công cộng

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN quận Long Biên thi đua làm nhiều việc tốt, góp phần xây dựng quận văn minh, hiện đại

Hội LHPN quận Long Biên thi đua làm nhiều việc tốt, góp phần xây dựng quận văn minh, hiện đại

(PNTĐ) - Phát huy truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến anh hùng, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, các cấp Hội Phụ nữ quận Long Biên tiếp tục nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thiết thực, hiệu quả hơn nữa, bám sát nhiệm vụ chính trị của Quận, tập trung hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua năm 2024, thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ.
Phụ nữ Đống Đa tự tin - tỏa sáng

Phụ nữ Đống Đa tự tin - tỏa sáng

(PNTĐ) - Ngày 17/10 Hội LHPN Quận Đống Đa tổ chức chương trình “Phụ nữ Đống Đa tự tin - tỏa sáng" và trưng bày gian hàng Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 94 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Các đồng chí: Lê Thị Thiên Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; Đinh Trường Thọ - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; Nguyễn Anh Cường - Phó Bí thư thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND Quận; Lê Tuấn Định - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Quận đến dự chương trình.
Hội LHPN huyện Ba Vì: Tham quan, học tập mô hình phân loại, xử lý rác thải tại Đông Anh

Hội LHPN huyện Ba Vì: Tham quan, học tập mô hình phân loại, xử lý rác thải tại Đông Anh

(PNTĐ) - Ngày 15/10/2024, Hội LHPN huyện Ba Vì đã tổ chức đoàn thăm quan, học tập kinh nghiệm mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt tại hộ gia đình tại xã Dục Tú, huyện Đông Anh cho 120 cán bộ các phòng, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể huyện và 3 xã Đông Quang, Thuần Mỹ, Phong Vân, cùng 90 hội viên phụ nữ của 3 xã tham gia thực hiện mô hình "Phân loại, xử lý rác sinh hoạt tại nguồn.