Sẵn sàng cho ngày hội lớn

Chia sẻ

Ngày 25/2, Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam khóa XII, lần thứ 13 đã diễn ra trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại 63 điểm cầu trên cả nước nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII diễn ra từ ngày 9-11/3 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.

Công tác chuẩn bị đúng nguyên tắc, quy trình

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh: Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của phụ nữ cả nước, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hoạt động của tổ chức Hội và đánh dấu sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động của các tầng lớp phụ nữ vào quá trình hội nhập và phát triển của đất nước.

Là nhiệm kỳ đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển Hội LHPN Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, với chủ đề: Phát huy truyền thống, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, vì hạnh phúc của phụ nữ, vì sự phồn vinh của đất nước, Đại hội sẽ đánh giá phong trào phụ nữ và hoạt động Hội 5 năm qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022-2027. Để chuẩn bị cho Đại hội, Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 13 có nhiệm vụ rất quan trọng, xem xét, thảo luận các nội dung trước khi tổ chức Đại hội.

Theo Chủ tịch Hà Thị Nga, thời gian qua, Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành Hội LHPN VIệt Nam đã tập trung chỉ đạo công tác chuẩn bị Đại hội từ rất sớm, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tiễn; thành lập Ban Tổ chức và các tiểu ban, trong đó các tài liệu phục vụ Đại hội được chuẩn bị sớm, gồm: Dự thảo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2017-2022, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022-2027; Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành khóa XII; Báo cáo tổng kết thi hành Điều lệ và dự thảo Báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ. Lựa chọn nội dung, biên tập tham luận, xây dựng phóng sự, clip minh họa, chuẩn bị 5 trung tâm thảo luận với 5 nội dung quan trọng theo các chủ đề: Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới; Phụ nữ trong nền kinh tế số; Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam; Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp hiệu quả; Xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới. Đặc biệt, Ban Tổ chức Đại hội đã chuẩn bị nội dung, mời Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành tham gia sự kiện "Đối thoại 2030 - thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao quyền năng của phụ nữ" với những nội dung đối thoại và đề xuất chính sách thiết thực đối với phụ nữ cả nước.

Công tác nhân sự được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, đảm bảo nguyên tắc, quy trình theo quy định. Đảng Đoàn Hội LHPN Việt Nam đã tiến hành thực hiện quy trình 5 bước giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch đối với nhân sự thuộc khối cơ quan chuyên trách Trung ương Hội và Hội LHPN Việt Nam các tỉnh/thành; lấy ý kiến hiệp y đối với nhân sự ngoài tổ chức Hội. Dự kiến số lượng Ủy viên Ban Chấp hành là 163, 33 Ủy viên Đoàn Chủ tịch, 6 Thường trực Đoàn Chủ tịch.

Công tác hậu cần được chuẩn bị sớm, đặc biệt, TƯ Hội đã chủ động huy động nguồn lực xã hội phục vụ đại hội, khắc phục khó khăn về ngân sách nhà nước; có các phương án đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19 và điều kiện an toàn, an ninh trong thời gian diễn ra đại hội.

Trước đó, ngày 22/2, Đảng Đoàn Hội LHPN Việt Nam đã báo cáo Ban Bí thư về công tác chuẩn bị Đại hội, trình xin ý kiến một số nội dung lớn và cơ bản đã được Ban Bí thư đồng ý, đồng thời có các ý kiến chỉ đạo để đảm bảo Đại hội được tổ chức thành công.

Về công tác tuyên truyền cho Đại hội, đồng chí Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam cho biết: Ban Tổ chức đã thiết kế bộ nhận diện Đại hội trên cơ sở bộ nhận diện của Hội LHPN Việt Nam và được Hội LHPN các tỉnh, thành sử dụng trên các sản phẩm tuyên truyền, tài liệu, quà tặng, khánh tiết… tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ các cấp vừa qua. Tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, biểu trưng và bộ nhận diện tuyên truyền với chủ đề “Phụ nữ Việt Nam khát vọng vươn xa” được sử dụng trong các sản phẩm tuyên truyền về Đại hội.

Các hoạt động tuyên truyền trọng tâm gồm: Xây dựng chuyên mục “Tiến tới Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII” trên các phương tiện truyền thông đại chúng; xây dựng phóng sự “Sắc xanh khát vọng” về dấu ấn nổi bật nhiệm kỳ 2017-2022 và nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022-2027 phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam và tại phiên khai mạc Đại hội; xây dựng phim tài liệu “Hoa lửa” với 3 tập tuyên truyền về truyền thống cách mạng, anh hùng của Phụ nữ Việt Nam; tuyên truyền trực quan trên các tuyến phố chính, tại địa điểm tổ chức Đại hội và trụ sở cơ quan chuyên trách Hội LHPN Việt Nam các cấp; truyền hình trực tiếp lễ khai mạc Đại hội trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam; tuyên truyền các công trình, phần việc hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt hướng về Đại hội tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước. Tại địa điểm tổ chức Đại hội, trưng bày triển lãm “Hội LHPN Việt Nam - Viết tiếp những ước mơ”; trưng bày các ấn phẩm, sách, báo của tổ chức Hội và phụ nữ với sản phẩm OCOP.

Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam khóa XII, lần thứ 13 chuẩn bị nhiều nội dung quan trọng để tổ chức thành công Đại hội lần thứ XIIIHội nghị Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam khóa XII, lần thứ 13 chuẩn bị nhiều nội dung quan trọng để tổ chức thành công Đại hội lần thứ XIII

Lan tỏa ngày hội lớn

Phát biểu tại hội nghị, các đại biểu đều thống nhất và đồng tình cao với nội dung chuẩn bị tổ chức Đại hội gồm: Báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung), dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu; dự thảo Quy chế Đại hội; dự thảo chương trình Đại hội (phiên trù bị, phiên chính thức), công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch. Hội nghị cũng thực hiện lấy phiếu giới thiệu BCH, Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XIII.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Hà Thị Nga thay mặt Đoàn Chủ tịch đã ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng thời giao Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các nội dung văn kiện, chương trình Đại hội; tiếp tục chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng các khâu nhằm tổ chức thành công Đại hội một cách khoa học, an toàn.

Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 13Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 13

Đồng chí Hà Thị Nga đề nghị các đồng chí ủy viên BCH là Chủ tịch Hội LHPN các tỉnh/thành, đơn vị, tổ chức thành viên cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò là Trưởng các đoàn đại biểu, đảm bảo toàn thể đại biểu về dự Đại hội với một tâm thế tốt nhất, được đón tiếp chu đáo và tham gia đầy đủ có chất lượng vào các nội dung Đại hội; phát huy tinh thần, trí tuệ, phản ảnh được tâm tư, mong muốn và kỳ vọng của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là chuẩn bị nội dung, ý kiến, đề xuất trong chương trình Đối thoại với Thủ tướng và 5 Trung tâm thảo luận; các đại biểu nữ dân tộc thiểu số sử dụng các trang phục truyền thống của dân tộc mình tại Đại hội nhằm giới thiệu, quảng bá các nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc; chủ động báo cáo với Ban Thường vụ các tỉnh, thành ủy để có sự quan tâm đối với các đoàn đại biểu đi dự Đại hội.

Tham dự Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII có 1.200 đại biểu, trong đó, 1.000 đại biểu chính thức là những phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho các lực lượng phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo và các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong cả nước.

Phiên khai mạc Đại hội dự kiến tổ chức vào sáng ngày 10/3/2022 với các nội dung chính: Diễn văn khai mạc, Báo cáo chính trị và Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành khoá XII, tham luận của các đại biểu và phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Các phiên chính thức khác của Đại hội gồm: Tham luận/thảo luận (tại 5 trung tâm và tại hội trường), bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XIII.

Phiên bế mạc gồm các nội dung: Báo cáo kết quả phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XIII, ra mắt Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XIII và thông qua Nghị quyết Đại hội.

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

(PNTĐ) - Ngày 17/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng”. Chủ trì hội thảo có bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.
Đánh giá, nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp

Đánh giá, nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp

(PNTĐ) - Ngày 17/4/2024, Hội LHPN quận Ba Đình đã tổ chức tọa đàm “Kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện hiệu quả Chương trình, Đề án, Cuộc vận động mà Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đề ra”. Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm có bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội.