Sửa đổi Hiến Pháp 2013: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở các cấp quản lý

Hoàng Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Việc sửa đổi Hiến pháp 2013 lần này là để phù hợp với sự phát triển của đất nước; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đảm bảo quyền con người, quyền công dân và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế...

Qua nghiên cứu các tài liệu, chị Lê Thị Minh Nhàn, Chủ tịch Hội LHPN xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết: "Tôi hoàn toàn nhất trí với việc sửa đổi Hiến pháp, việc sửa đổi Hiến pháp lần này là để phù hợp với sự phát triển của đất nước; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đảm bảo quyền con người, quyền công dân và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế...  

Với 8 điều được sửa đổi, bổ sung như Quốc hội đã công bố để lấy ý kiến nhân dân, tất cả các nội dung nhằm hiến định những chủ trương của Đảng trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy".

Sửa đổi Hiến Pháp 2013: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở các cấp quản lý - ảnh 1
Chị Lê Thị Minh Nhàn, Chủ tịch Hội LHPN xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Với vai trò của tổ chức Hội Phụ nữ đã và đang cùng các với tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến đoàn viên, hội viên, nhân dân; qua đó nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần trách nhiệm công dân, thúc đẩy sự tham gia chủ động và tích cực của nhân dân đóng góp vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Tôi mong muốn Hiến pháp không chỉ ghi nhận sự bình đẳng trên hình thức mà còn có những điều khoản và cơ chế để đảm bảo sự bình đẳng thực tế trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đến gia đình. Điều này bao gồm việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tín. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở các cấp quản lý, lãnh đạo và trong các cơ quan dân cử, quan tâm đội ngũ cán bộ công chức nữ sau sáp nhập.

Tôi cũng mong muốn có những quy định cụ thể hơn để thúc đẩy điều này; có những chính sách hỗ trợ đặc biệt để phụ nữ có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ và khởi nghiệp.

Bên cạnh đó đảm bảo quyền có việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, tiền lương bình đẳng cho công việc có giá trị như nhau, bảo vệ thai sản và tạo điều kiện để phụ nữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hơn 60 phụ nữ được tập huấn về giáo dục gia đình

Hơn 60 phụ nữ được tập huấn về giáo dục gia đình

(PNTĐ) - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị tập huấn về giáo dục đời sống gia đình, giáo dục trước hôn nhân, phát huy vai trò của người cao tuổi trong vun đắp giá trị gia đình. Hơn 60 phụ nữ là các bà mẹ có con từ 6-18 tuổi tham dự chương trình.
Hội LHPN Hà Nội chúc mừng Đại lễ Phật đản 2025

Hội LHPN Hà Nội chúc mừng Đại lễ Phật đản 2025

(PNTĐ) - Nhân dịp lễ Phật đản năm 2025, ngày 9/5/2025, Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2025 tại Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm và Ni sư trụ trì tại chùa Kim Liên, quận Tây Hồ.
Đồng hành cùng con trong bối cảnh chuyển đổi số

Đồng hành cùng con trong bối cảnh chuyển đổi số

(PNTĐ) - Ngày 9/5/2025, tại trụ sở Hội LHPN Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của người mẹ đối với giáo dục con cái trong gia đình thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số”. Hội thảo là 1 trong chuỗi hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhằm thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ với đề tài cùng tên.