Tấm lòng thiện tâm từ 'cây ATM gạo' tại huyện Thanh Trì

Chia sẻ

Ngày 18/4, “cây ATM gạo” đầu tiên được đặt tại Trung tâm Văn hóa - thông tin và thể thao huyện Thanh Trì đã bắt đầu hoạt động. Đông đảo bà con từ sáng sớm đã tới xếp hàng trong trật tự để nhận gạo miễn phí.

 

Thầy Thích Đàm Hoài, trụ trì chùa Phúc Long cùng Phó Chủ tịch MTTQ huyện Thanh Trì Nguyễn Thị Thắm trao phát gạo miễn phí cho người dân khó khănSư thầy Thích Đàm Hoài, trụ trì chùa Phúc Long cùng Phó Chủ tịch MTTQ huyện Thanh Trì Nguyễn Thị Thắm trao phát gạo miễn phí cho người dân khó khăn.

Trong thời gian qua, cây “ATM gạo” là câu chuyện được người nghèo Thủ đô nói đến nhiều nhất bởi ý nghĩa đặc biệt nhân văn của nó. Với thông điệp “Chia sẻ yêu thương để không ai bị bỏ lại phía sau”, cây “ATM gạo” tại huyện Thanh Trì được triển khai nhằm san sẻ khó khăn với những người còn gánh nặng mưu sinh trong dịch bệnh.

Đây là điểm phát gạo do sư thầy Thích Đàm Hoài, trụ trì chùa Phúc Long (chùa Đống) tại xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì cùng phật tử và các mạnh thường quân kêu gọi quyên góp, ủng hộ gần 20 tấn gạo cho người dân nghèo cần hỗ trợ trong đại dịch. Thời gian phát gạo bắt đầu từ ngày 18/4 đến ngày 30/4, mỗi trường hợp có hoàn cảnh khó khăn khi đến với “ATM gạo” sẽ nhận được 3kg gạo.

Người dân nghèo vui mừng khi nhận được những túi gạoNgười dân nghèo vui mừng khi nhận được những túi gạo

Phấn khởi khi được nhận gạo miễn phí, bà Nguyễn Thị Hợp ở thôn Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Quỳnh) chia sẻ: “Tôi là công nhân làm thuê, không có nhà nửa ổn định, thời gian dịch bệnh lại không có việc làm, khi biết ở đây được phát gạo miễn phí nên sáng nay tôi đến sớm, tôi cảm ơn chính quyền địa phương và nhà chùa đã giúp người khó khăn như chúng tôi có bữa cơm no đủ”.

Bà Hợp chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp có hoàn cảnh hết sức khó khăn đã tìm đến "cây ATM gạo". Mới chỉ trong sáng nay, mà rất nhiều mảnh đời khốn khó có thêm bữa no từ những cân gạo, gói mì… được gửi trao từ những tấm lòng thiện tâm.

Các túi gạo được đóng thành từng túi 3kg để phát cho người dânCác túi gạo được đóng thành từng túi 3kg để phát cho người dân

Chia sẻ với phóng viên Kinh tế & Đô thị, sư thầy Thích Đàm Hoài xúc động nói: “Cùng với nỗ lực của cả nước và chính quyền địa phương, nhà chùa đã phát tâm và kêu gọi được nhiều nhà hảo tâm quyên góp số gạo trên với mong muốn người dân sẽ bớt vất vả trong thời điểm này. Hơn thế nữa, nhà chùa nhận được sự ủng hộ rất lớn từ địa phương, nếu 20 tấn gạo còn thiếu thì UBND huyện sẽ ủng hộ 10 tấn gạo nữa để phát tiếp cho bà con”.

Cũng trong buổi sáng hôm nay, người dân khi đến nhận gạo hỗ trợ sẽ được nhận  thêm 1 túi quà là nhu yếu phẩm và khẩu trang y tế do Đoàn thanh niên thị trấn Văn Điển phối hợp với Công ty Food Center, với tổng số hơn 500 suất quà được tặng cho bà con.

Theo đại diện UBND huyện Thanh Trì, để số gạo thực sự có ý nghĩa, UBND huyện đề nghị gia đình, người dân nào thật sự cần thì đến nhận gạo. Trong trường hợp chưa thật sự cần thì nhường cho người cần hơn, đúng như đạo lý “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Người dân cần tuân thủ, đảm bảo an toàn phòng dịch khi đến nhận hỗ trợ..

Người dân tuân thủ, đảm bảo an toàn phòng dịch khi đến nhận hỗ trợ.Người dân tuân thủ, đảm bảo an toàn phòng dịch khi đến nhận hỗ trợ. 

Đặc biệt, trong quá trình cấp phát miễn phí, công tác phòng chống nguy cơ lây nhiễm Covid-19 được thực hiện nghiêm túc. Các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện cùng phối hợp để đảm bảo an ninh trật tự cũng như đảm bảo giãn cách xã hội. Người dân được hướng dẫn khai báo y tế, xếp hàng, đứng giãn cách ít nhất 2m, đeo khẩu trang và khử khuẩn tay trước khi nhận hỗ trợ.

Có thể khẳng định, việc phát miễn phí gạo cho người dân không chỉ là sự sẻ chia mà còn thể hiện sự đồng lòng của cấp ủy, chính quyền huyện Thanh Trì, của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đối với chủ trương của Chính phủ trong công cuộc phòng, chống Covid-19.

 Theo kinhtedothi.vn

Theo http://kinhtedothi.vn/tam-long-thien-nguyen-tu-atm-gao-tai-huyen-thanh-tri-381638.html

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Gặp mặt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Gặp mặt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng 3/5, thiết thực kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội LHPN quận Hoàn Kiếm đã tổ chức chương trình Gặp măt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; hội thi tìm hiểu kiến thức về “70 năm chiến thắng Điện Biên phủ”.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phụ nữ Bộ Tư lệnh cảnh vệ khánh thành, bàn giao “Công trình cho em” tại tỉnh Điện Biên

Phụ nữ Bộ Tư lệnh cảnh vệ khánh thành, bàn giao “Công trình cho em” tại tỉnh Điện Biên

(PNTĐ) - Thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã có chuyến hành trình về tỉnh Điện Biên khánh thành, bàn giao "Công trình cho em" cho thầy, cô giáo và học sinh tại điểm trường Trung học phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Si Pa Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh ra quân tổng vệ sinh môi trường

Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh ra quân tổng vệ sinh môi trường

(PNTĐ) - Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh đã đồng loạt ra quân, tổng vệ sinh môi trường nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, duy trì phong trào “Vì môi trường xanh - sạch - đẹp”, tích cực xây dựng “Đoạn đường xanh - sạch - đẹp - nở hoa” gắn với chấp hành các quy định về trật tự văn minh đô thị, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Nữ nghệ nhân tuồng cổ say mê việc Hội

Nữ nghệ nhân tuồng cổ say mê việc Hội

(PNTĐ) - Thôn Dương Cốc (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai) là mảnh đất lành cho bộ môn nghệ thuật tuồng bén rễ, phát triển và trở thành máu thịt của người làng hơn nửa thế kỷ nay... Gắn bó cùng dòng chảy ấy, nữ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Huyền không chỉ giữ gìn nghệ thuật truyền thống của địa phương mà còn mang lời ca, tiếng hát để tuyên truyền, vận động, phát triển công tác Hội Phụ nữ.