Tăng tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp: Cần sự nỗ lực của nữ ứng cử viên

Chia sẻ

Để đạt được tỉ lệ nữ đại biểu cao hơn nhiệm kỳ trước và đặc biệt đạt tối thiểu 30% như mục tiêu mong muốn là thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả và quyết tâm chính trị cao. Quan trọng hơn nữa là sự nỗ lực, cố gắng của chính các nữ ứng cử viên Quốc hội, HĐND các cấp.

Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội - Phó Chủ tịch thường trực Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tại hội thảo khu vực phía Nam "Nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) và việc thúc đẩy bình đẳng giới" diễn ra ngày 15/4 tại TPHCM.

Bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội - Phó Chủ tịch thường trực Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam phát biểu tại hội thảoBà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội - Phó Chủ tịch thường trực Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Hội thảo do Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội phối hợp với Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam và Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức.

Bà Thúy Anh cho biết, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là nội dung quan trọng, then chốt không những đem lại quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong lĩnh vực này mà còn tạo cơ hội cho phụ nữ cất lên tiếng nói đại diện cho giới, phát huy kinh nghiệm và quan điểm trong quyết định chính sách.

Việt Nam luôn quan tâm đến việc thực hiện, thúc đẩy bình đẳng giới và sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực chất, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị.

Theo bà Thúy Anh, tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72% và tỉ lệ nữ đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 ở cả ba cấp đều cao hơn nhiệm kỳ trước nhưng vẫn chưa đạt được chỉ tiêu 30% như mong muốn.

Còn hơn 1 tháng nữa, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra. Theo quy định, tỉ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phải đảm bảo tối thiểu 35%. Đến thời điểm này, Việt Nam đang tiến hành Hội nghị hiệp thương lần ba, chưa có số liệu tổng hợp tỉ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trên toàn quốc.

Đại biểu tham dự hội thảo khu vực phía Nam Đại biểu tham dự hội thảo khu vực phía Nam "Nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và việc thúc đẩy bình đẳng giới"

"Để đạt được tỉ lệ nữ đại biểu cao hơn nhiệm kỳ trước và đặc biệt đạt tối thiểu 30% như mục tiêu mong muốn là thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả và quyết tâm chính trị cao. Quan trọng hơn nữa là sự nỗ lực, cố gắng của chính các nữ ứng cử viên Quốc hội, HĐND các cấp", Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội - Phó Chủ tịch thường trực Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, tại Quốc hội quá XIV, tỉ lệ nữ ứng cử viên là 38,97% trên tổng số ứng cử viên (339/870). Tỉ lệ nữ trúng cử là 26,7% trên tổng số đại biểu Quốc hội (132/494). Đặc biệt, tỉ lệ trúng cử của ứng cử nữ thấp hơn nhiều so với nam. Cụ thể, nữ đại biểu Quốc hội trên nữ ứng cử viên là 38,9%; trong khi đó nam đại biểu Quốc hội trên nam ứng cử viên là 68,2%.

"Để tăng tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, quan trọng nhất vẫn phải dựa vào các nữ ứng cử viên. Nữ ứng cử viên trúng cử càng nhiều thì chắc chắn tỉ lệ đại biểu nữ càng tăng", ông Thành chia sẻ.

(Theo phunuvietnam.vn)

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

(PNTĐ) - Ngày 17/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng”. Chủ trì hội thảo có bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.