Tập huấn báo cáo viên về "Nữ quyền, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ"

Chia sẻ

Ngày 19/11/ 2020, nhân "Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới", Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức chương trình tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên với nội dung "Nữ quyền, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ".

Các đại biểu tham dự buổi tập huấnCác đại biểu tham dự buổi tập huấn. 

Dự buổi tập huấn có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội; cùng đại diện lãnh đạo các ban Hội LHPN Hà Nội và các cán bộ chuyên trách thành hội, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

ĐồngĐồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội phát biểu khai mạc buổi tập huấn.

Phát biểu khai mạc buổi tập huấn, đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội cho biết, đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới" năm 2020 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”, diễn ra từ ngày 15/11 đến 15/12/2020. Thời gian qua, các cấp Hội PN đã tổ chức nhiều hoạt đọng như: diễn đàn đối thoại, tọa đàm, hội thảo, tập huấn về các nội dung liên quan đến chủ đề của Tháng hành động năm 2020; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sân khấu hóa, giao lưu văn hóa văn nghệ, ththaorao về chủ đề bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới…

TiếnTiến sĩ Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, báo cáo viên buổi tập huấn

Tại hội nghị, các báo cáo viên, tuyên truyền viên được nghe Tiến sĩ Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam trao đổi về nội dung một số vấn đề về nữ quyền; bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và trên thế giới. Cụ thể, người phụ nữ cần hiểu được nữ quyền và giá trị của nữ quyền. Bên cạnh đó, phải xác định được rằng bản thân mình không thể gánh hết việc gia đình; cần có sự san sẻ, hỗ trợ của nam giới, người chồng trong gia đình. Theo đó, nữ quyền tức là quyền của phụ nữ, quyền con người và quyền bình đẳng giới. Quyền đó đã được luật pháp quy định, tuy nhiên giữa luật pháp và thực tế bao giờ cũng có khoảng trống. Nhiệm vụ của mỗi con người và các cơ quan, tổ chức là góp phần thu hẹp được khoảng trống đó.

Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc ban hành năm 2015, với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và 169 chỉ tiêu. Không thể có phát triển bền vững nếu như không đạt được tiến bộ về bình đẳng giới và lấy Mục tiêu phát triển bền vững số 5 (SDGs 5) - Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái toàn cầu là trọng tâm ưu tiên, các mục tiêu SDG khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến mục tiêu này. Trong đó chỉ tiêu 5.4 thuộc Mục tiêu SDG5 nhấn mạnh sự cần thiết phải ghi nhận và đánh giá công việc gia đình và chăm sóc không lương thông qua chia sẻ trách nhiệm trong gia đình; phát triển các dịch vụ công và các chính sách bảo trợ xã hội.

Tại Việt Nam, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (được Chính phủ ban hành năm 2017), cũng như Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 (ban hành năm 2019) đều quan tâm thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình.  Đặc biệt, Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 lựa chọn chỉ tiêu 5.4 để cụ thể hóa lộ trình hiện thực hóa chỉ tiêu này. Theo đó, đến năm 2025, tỷ lệ thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công đạt ở mức 1,4 lần ở phụ nữ so với nam giới; phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ này đạt 1,3 lần ở phụ nữ so với nam giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới trong thực hiện công việc chăm sóc không được trả công. Để nâng cao nhận thức giới một cách hiệu quả, người đứng đầu gia đình, người đứng đầu cơ quan tổ chức (thường là nam giới) cần có cam kết thúc đẩy bình đẳng giới vì sự phát triển chung. Nếu chỉ nâng cao nhận thức giới không chưa đủ, cần khuyến khích nam giới tham gia vào các hoạt động hỗ trợ, trao quyền cho phụ nữ và các đối tượng yếu thế….

Qua tập huấn sẽ giúp các báo cáo viên, tuyên truyền viên nâng cao kiến thức, kỹ năng về một số vấn đề nữ quyền, bình đẳng giới và phương pháp tiếp cận giới hiện đại; tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và trên thế giới.

Bài và ảnh THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

CLB Phụ nữ Thủ đô tổ chức giao lưu văn nghệ “Chín năm làm một Điện Biên“

CLB Phụ nữ Thủ đô tổ chức giao lưu văn nghệ “Chín năm làm một Điện Biên“

(PNTĐ) - Sáng 6/5, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tại hội trường 2B, cơ quan Hội LHPN Hà Nội, CLB Phụ nữ Thủ đô đã tổ chức chương trình Giao lưu văn nghệ "Chín năm làm một Điện Biên". Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương và hơn 100  hội viên CLB.
Hội LHPN Hà Nội tri ân, tặng quà người có công tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hội LHPN Hà Nội tri ân, tặng quà người có công tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng ngày 5/5/2024, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), thay mặt cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô, đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đã tới thăm, tặng quà, tri ân 2 nữ cựu dân quân hỏa tuyến và thanh niên xung phong tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện trú tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì.
Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cùng hội viên phụ nữ huyện Ba Vì đồng diễn dân vũ chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cùng hội viên phụ nữ huyện Ba Vì đồng diễn dân vũ chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng ngày 5/5/2024, đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch  Hội LHPN Hà Nội đã cùng các cán bộ, hội viên phụ nữ xã Minh Quang, huyện Ba Vì đồng diễn dân vũ chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).