Tham quan, giáo dục truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

T.MẪN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 28/11, Chi đoàn Cơ quan Hội Liên Hiệp Phụ nữ Hà Nội, Hội Cựu chiến binh Cơ quan và Chi bộ Văn phòng tổ chức tham quan, giáo dục truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Đây là hoạt động thiết thưc nhằm hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Tham quan, giáo dục truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - ảnh 1
Tham quan, giáo dục truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - ảnh 2
Hoạt động giáo dục truyền thống ý nghĩa tại Bảo tàng  Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội trên diện tích 386.600m2.

Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý. Bảo tàng mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, nhiều công năng sử dụng. Bảo tàng không đơn thuần là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, mà còn tạo một không gian chung phục vụ khách tham quan, tìm hiểu về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Tham quan, giáo dục truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - ảnh 3
Tham quan, giáo dục truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - ảnh 4
Không gian trưng bày dễ nhìn, độc đáo giúp mọi người thích thú, hào hứng tìm hiểu.

Không gian trưng bày bên trong bảo tàng tại tầng 1 được chia làm 6 chủ đề: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; bảo vệ nền độc lập từ năm 939 đến năm 1858; chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc năm 1858 đến năm 1945; kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1945 - 1954; cuộc kháng chiến chống Mỹ từ 1954 - 1975; xây dựng và bảo vệ đất nước từ 1976 đến nay.

Tham quan, giáo dục truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - ảnh 5
Tham quan, giáo dục truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - ảnh 6
Buổi tham quan, trải nghiệm đã góp phần bồi dưỡng, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước.

Buổi tham quan, trải nghiệm đã góp phần bồi dưỡng, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống dân tộc cho cán bộ, Đảng viên, đoàn viên. Từ đó tạo niềm tin, lòng tự hào, để tiếp tục phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối: Tiếp thêm động lực cho đội ngũ cán bộ Hội

Kỳ cuối: Tiếp thêm động lực cho đội ngũ cán bộ Hội

(PNTĐ) - Trong giai đoạn tới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như tình hình đất nước và Thủ đô có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi mỗi cán bộ Hội cơ sở của Thành phố phải không ngừng trau dồi nâng cao chất lượng, tiêu biểu cho văn hoá người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hoạt động ngày càng chuyên nghiệp để đáp ứng nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ Hội cơ sở cũng rất cần sự tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, cấp ủy, chính quyền Thành phố các cấp, đặc biệt là về cơ chế, chính sách, điều kiện làm việc phù hợp.
Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội

Kỳ 4: “Trẻ hóa cán bộ” nhưng nhiều “cán bộ trẻ” chưa chọn tổ chức Hội

(PNTĐ) - Các cán bộ Hội nói chung, trong đó có cán bộ Hội cơ sở giống như “những chiến sĩ thầm lặng” luôn  tận tâm, tận lực, hết mình cống hiến vì sự tiến bộ của phụ nữ, vì mục tiêu bình đẳng giới. Tuy nhiên, hiện nay, một số đãi ngộ dành cho cán bộ Hội còn chưa thật sự phù hợp với đóng góp của chị em. Vì vậy, nhiều phụ nữ trẻ, có trình độ đã không lựa chọn Hội để “đầu quân”.