Tọa đàm đề xuất chính sách liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm trẻ tư thực độc lập

HẠ THI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 25/8, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị tọa đàm “Thực trạng, nhu cầu và tính khả thi của việc đề xuất chính sách liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ em ở độ tuổi mầm non đối với các nhóm trẻ tư thực” trên địa bàn TP. Hà Nội. Bà Trương Thị Thu Thủy, Ủy viên Đoàn chủ tịch, Trưởng Ban Gia đình xã hội trung ương Hội LHPN Việt Nam chủ trì hội nghị.

Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Ban, sở, ngành gồm: Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất TP Hà Nội, Ban Gia đình xã hội (Hội LHPN Hà Nội) cùng đại diện lãnh đạo chính quyền địa phương huyện Mê Linh, Phường Phú Diễn (Nam Từ Liêm), các Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm, Long Biên, giáo viên và chủ nhóm trẻ tư thục…

Phát biểu đề dẫn và điều hành cuộc tọa đàm, thảo luận, bà Trương Thị Thu Thủy cho biết: Khi tiếp cận vấn đề giáo dục trẻ mầm non, chúng ta thấy có khá nhiều vấn đề liên quan đến việc mất an toàn của trẻ em; hoặc những vấn đề chăm sóc thiếu toàn diện như: Từ đáp ứng cơ sở giáo dục đến người dạy, người quản lý, chăm sóc.

Vì vậy, Hội LHPN Việt Nam từ những năm 2019 đã phát động và thực hiện chủ đề an toàn vì phụ nữ và trẻ em. Đề án 938 của Chính phủ cũng đã đặt công tác giáo dục trẻ em, công tác trẻ em là một trong ba nội dung xuyên suốt của đề án. Thực hiện đề án này, ở các tỉnh cũng đã có rất nhiều sự quan tâm và đầu tư trong công tác trẻ em.

Tọa đàm đề xuất chính sách liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm trẻ tư thực độc lập - ảnh 1
Bà Trương Thị Thu Thủy, Ủy viên Đoàn chủ tịch, Trưởng Ban Gia đình xã hội Trung ương Hội LHPN Việt Nam chủ trì hội nghị

Một trong những mục tiêu của Hội LHPN Việt Nam đặt ra là sẽ phải có nghiên cứu, ý kiến đề xuất với Chính phủ ở cấp toàn quốc hoặc can thiệp ở cấp địa phương để có chính sách làm sao nâng cao chất lượng của nhóm trẻ gia đình. Đối tượng giáo dục, quản lý mầm non thay cho cha mẹ trong thời gian đi làm; hoặc đã được đặt trong công tác quản lý Nhà nước về giáo dục mầm mon, hoặc đã được quản lý tốt...

Theo bà Trương Thị Thu Thủy, hiện nay hệ thống tư thục mầm non có vai trò lớn trong việc đáp ứng nhu cầu, nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ của xã hội, trong đó có các nhóm trẻ quy mô tối 7 trẻ hoạt động theo nhu cầu đặc biệt của các bậc cha mẹ. Đây là đối tượng và cũng là vấn đề cần phải quan tâm. Vì nếu như các cháu đã đến độ tuổi đi học ở trong cơ sở mầm non được quản lý và quản lý đấy đã đảm bảo chặt chẽ có chất lượng thì chúng ta rất yên tâm.

Tuy nhiên  với những đối tượng vì điều kiện lao động của người di cư, của lao động khu công nghiệp, khu chế xuất chưa vươn tới được các cơ sở giáo dục mầm non, hoặc cơ sở giáo dục độc lập tư thực đã được quản lý Nhà nước, thì họ phải đưa về các nhóm trẻ tư thực chưa được quản lý, nhóm trẻ gia đình.

Tọa đàm đề xuất chính sách liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm trẻ tư thực độc lập - ảnh 2
Bà Đinh Thị Bích Thủy, đại diện Sở Giáo dục-Đào tạo nếu đề xuất cần xem xét ban hành cơ chế chính sách cấp ngân sách nhà nước theo tỷ lệ nhất định đối với trẻ em học tại cơ sở GDMN ngoài công lập đảm đảm bảo công bằng với mọi trẻ em.

Và nếu như những hiện tượng này còn nhiều, còn bộc lộ những bất ổn thì sẽ không đảm bảo được an toàn cho trẻ em. Trong 5 năm đầu đời, trẻ em không được chăm sóc, quản lý, giáo dục toàn diện thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sau này. Chính vì thế, với ý nghĩa rất lớn của các cơ sở giáo dục mầm non đã được quản lý, hoặc tự phát hình thành mà chưa được quản lý, thì nó cũng đã có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các phụ huynh yên tâm gửi con vào nơi được chăm sóc có chất lượng để lao động, sản xuất.

Bà Thủy cho biết, trên thực tế vẫn có hiện hữu hoạt động giáo dục, quản lý trẻ ở trên địa bàn mà chính sách, quản lý, hỗ trợ chưa vươn tới, cộng đồng chưa vươn tới thì nó cần những chính sách gì. Do đó, Hội LHPN Việt Nam kỳ vọng sẽ triển khai các hoạt động đánh giá ở các địa bàn này. Hà Nội là một trong những địa bàn được chọn để khảo sát, đánh giá, lấy ý kiến, bởi theo quan sát sẽ cho những thông tin tốt, có bằng chứng về thực tiễn để đề xuất chính sách.

Hà Nội hiện có 09 khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn 08 quận, huyện (quận Long Biên, Bắc Từ Liêm, huyện Sóc Sơn, Mê Linh; Đông Anh, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất) với khoảng 165 nghìn lao động, trong đó có gần 163 nghìn lao động người Việt Nam. Khoảng trên 50% số lao động là người ở các tỉnh khác về làm việc và tạm trú tại TP Hà Nội.

- Số lượng cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) trên địa bàn 08 Quận, huyện có KCN, KCX: 336 trường mầm non trong đó có 242 trường công lập, 94 trường tư thục và 676 cơ sở giáo dục độc lập với số lượng trẻ đi học là: 139.221 trẻ

- Số lượng cơ sở GDMN trên địa bàn xã có KCN, KCX: 103 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, 100% các cơ sở mầm non tư thục được cấp phép theo qui định.

Tại cuộc tọa đàm, các đại biểu của các Ban, ngành, các địa phương có các nhóm trẻ độc lập, nhóm trẻ tư thục dưới 7 trẻ cũng đã thảo luận, nêu lên những thực trạng trong công tác quản lý cũng như những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chính sách hỗ trợ trong vấn đề này. Việc phát triển các cơ sở mầm non tư thực và quản lý tại địa phương…

Tọa đàm đề xuất chính sách liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm trẻ tư thực độc lập - ảnh 3
Ông Đinh Quang Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Diễn, quận Nam Từ Liêm nêu tồn tại nhóm trẻ gia đình từ 2-3 cháu chưa có chế tài để quản lý

Đồng thời, các chủ cơ sở mầm non cũng đã đặt ra những yêu cầu cũng như mong muốn về những chính sách mà trong quá trình tồn tại, hoạt động họ vẫn chưa được đáp ứng, hoặc chưa vươn tới được những chính sách đó.

Cụ thể với các vấn đề như: Chính sách bảo hiểm xã hội cho các cô trông trẻ, chính sách hỗ trợ khi có thiên tai dịch bệnh vì đối tượng giáo viên mầm non tư thực không nằm trong đối tượng được hỗ trợ giống như giáo viên mầm non công lập; chính sách vay vốn để đầ tư vào xây dựng cơ sở; điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo theo yêu cầu đặt ra, đặc biệt là yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy…

 
Tọa đàm đề xuất chính sách liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm trẻ tư thực độc lập - ảnh 4
Chị Bùi Thị Quyền chủ nhóm trẻ mầm non tư thực Ngôi nhà của Gấu bông nêu những khó khăn mà các nhóm trẻ tư thục đang gặp phải hiện nay.

Kết luận buổi tọa đàm, bà Trương Thị Thu Thủy khẳng định qua trao đổi thảo luận đã gợi mở được rất nhiều vấn đề. Bởi vấn đề đặt ra trong cuộc tọa đàm cũng là nỗi niềm trăn trở của những người đang có con hoặc đang có cháu, hoặc nhìn thấy con em mình trong địa bàn quản lý của mình, nó đang là những vấn đề cần ưu tiên hàng đầu để đề xuất chính sách. Thay mặt nhóm nghiên cứu, bà Thủy tiếp thu toàn bộ ý kiến thảo luận, đề xuất, kiến nghị hôm nay. Những kết quả thu thập thông tin của địa bàn khảo sát và thảo luận  sẽ bổ sung một phần thông tin thực tiễn giúp nhóm nghiên cứu có cơ sở để đề xuất chính sách được phù hợp.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương 80 điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác

Biểu dương 80 điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác

(PNTĐ) - Sáng 13/5, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016-2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2022-2025.
Hơn 60 phụ nữ được tập huấn về giáo dục gia đình

Hơn 60 phụ nữ được tập huấn về giáo dục gia đình

(PNTĐ) - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị tập huấn về giáo dục đời sống gia đình, giáo dục trước hôn nhân, phát huy vai trò của người cao tuổi trong vun đắp giá trị gia đình. Hơn 60 phụ nữ là các bà mẹ có con từ 6-18 tuổi tham dự chương trình.
Hội LHPN Hà Nội chúc mừng Đại lễ Phật đản 2025

Hội LHPN Hà Nội chúc mừng Đại lễ Phật đản 2025

(PNTĐ) - Nhân dịp lễ Phật đản năm 2025, ngày 9/5/2025, Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2025 tại Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm và Ni sư trụ trì tại chùa Kim Liên, quận Tây Hồ.
Đồng hành cùng con trong bối cảnh chuyển đổi số

Đồng hành cùng con trong bối cảnh chuyển đổi số

(PNTĐ) - Ngày 9/5/2025, tại trụ sở Hội LHPN Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của người mẹ đối với giáo dục con cái trong gia đình thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số”. Hội thảo là 1 trong chuỗi hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhằm thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ với đề tài cùng tên.