Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm:

Tọa đàm đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 7/9, Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm” tại Cụm thi đua số 1 (gồm 2 phường: Cổ Nhuế 1, Xuân Tảo, Xuân Đỉnh).

Tại Hội nghị, bà Lê Thị Lý, Chủ tịch Hội LHPN phường Xuân Đỉnh, Cụm trưởng Cụm thi đua số 1 cho biết, những năm qua, Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ, nội dung cơ bản của các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về công tác an toàn thực phẩm… Quận Hội và các cấp Hội cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của vấn đề mất an toàn thực phẩm tới sức khỏe, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, hội viên phụ nữ, người tiêu dùng; tập huấn cho 1.005 cán bộ, hội viên phụ nữ là người sản xuất, kinh doanh, chế biến hoặc người tiêu dung các kỹ năng như: kiến thức về quản lý chất lượng tiên tiến cho người quản lý cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm; kỹ năng kinh doanh, kỹ năng maketting tiêu thụ sản phẩm, kỹ năng phổ biến kiến thức, nhận diện thực phẩm an toàn; hướng dẫn chế biến thực phẩm, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn…

Tọa đàm đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm - ảnh 1
Toàn cảnh buổi tọa đàm

Để thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, Quận Hội và các cấp Hội cơ sở đã xây dựng nhiều mô hình mới, nâng cao chất lượng và nhân rộng mô hình như: Mô hình “Chi hội phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi trong an toàn vệ sinh thực phẩm”, mô hình “an toàn thực phẩm trong các hộ kinh doanh thức ăn đường phố”; chú trọng xây dựng và áp dụng mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm trong các làng nghề, ngành nghề sản xuất, chế biển sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Chủ trì tổ chức và tham gia các cuộc thi với hình thức sân khấu hóa như Hội thi “Phụ nữ bắc Từ Liêm với an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng, Hội thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm” do Hội LHPN Hà Nội tổ chức…

“Chỉ còn mấy ngày nữa là đến Tết Trung thu. Mỗi người hãy là người tiêu dung thông thái để bảo vệ sức khỏe của gia đình mình, đồng thời tuyên truyền, vận động phổ biến kiến thức về tiêu dùng đến những người tiêu dùng khác để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tại buổi tọa đàm hôm nay, các chị em chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thực hiện sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, lựa chọn thực phẩm an toàn nhằm đảm bảo sức khỏe của gia đình và cộng đồng, đồng thời kiến nghị đề xuất các giải pháp trong việc thực hiện các chế tài xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh daonh và tiêu dung thực phẩm” – bà Lê Thị Lý nhấn mạnh.

Bà Bùi Thị Trinh, Chủ tịch Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm cũng cho biết, việc đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm vô cùng quan trọng. Đặc thù của Cụm thi đua số 1 là có 2 phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo có làng nghề truyền thống bánh mứt kẹo phục vụ thị trường vào các ngày lễ lớn của dân tộc như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán. Phường Cổ Nhuế 1 tuy không có làng nghề nhưng có rất nhiều cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia chế biến, sản xuất thực phẩm, hàng ngày cung cấp ra thị trường như rau xanh, thịt cá, hải sản và nhiều loại thực phẩm khác phục vụ nhu cầu lớn trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình…

Tọa đàm đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm - ảnh 2
Chủ tịch Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm Bùi Thị Trinh phát biểu chỉ đạo tại tọa đàm

“Chúng tôi đánh giá cao sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc sản xuất, kinh doanh của người dân nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở kinh doanh phải làm gì để tạo chỗ đứng trên thị trường, tạo uy tín cho khách hàng, để ngành nghề truyền thống phát triển vươn lên không bị mai một” – Chủ tịch Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm Bùi Thị Trinh nhấn mạnh. 

Tại tọa đàm, 11 ý kiến phát biểu tại tọa đàm đã đưa ra thực trạng vấn đề kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, đề xuất giải pháp trong việc sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm. Ông Lê Ngọc Tĩnh, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố Tân Xuân 1 (phường Xuân Đỉnh) cho biết: trên địa bàn có chợ Tân Xuân với lượng rau củ quả, lương thực thực phẩm tiêu thụ hàng ngày rất lớn. Tuy nhiên, đa số các chủ cửa hàng nhập thịt, rau… từ nơi khác về để bán cho người dân. “Có nhiều hôm, vào buổi trưa, thịt cá bán ngoài đường rất nhiều. Khi cơ quan chức năng đi kiểm tra, họ lại dọn ra để bày bán nên việc giám sát nguồn gốc rất khó.

Bà Nguyễn Hồng Bảy, UV BCH Hội LHPN phường Xuân Tảo cho biết, Hội Phụ nữ trở thành cầu nối giúp cán bộ, hội viên, người tiêu dùng tiếp cận thực phẩm sạch thông qua các hội chợ giới thiệu sản phẩm… Bên cạnh đó, Hội cũng đã tổ chức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của phụ nữ trong việc lựa chọn những thực phẩm an toàn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, vì sức khỏe của người thân. Bà Nguyễn Thị Cẩm, Chi hội trưởng Chi hội số 7, phường Xuân Đỉnh, bên cạnh việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho các cửa hàng thực phẩm, Hội Phụ nữ và các chị em cần nâng cao nhận thức về thực phẩm bẩn. Hội Phụ nữ cần tuyên truyền để hội viên biết được các giải pháp để hạn chế, nâng cao đời sống, giảm thực phẩm bẩn. Chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc xuất xứ, biết nơi sản xuất để mua, biết cách chế biến thực phẩm sạch, như ngâm muối, hoặc tìm hiểu thêm ở chị em bạn bè, góp phần để nâng cao chất lượng thực phẩm tại gia đình.

Tọa đàm đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm - ảnh 3
Tọa đàm đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm - ảnh 4
Một số ý kiến của chị em phụ nữ nhằm đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm 

Là một hộ sản xuất kinh doanh, bà Nguyễn Thị Luyến, UV thường vụ phường Xuân Đỉnh cho biết, bà đã bán nước mía 7-8 năm nay, mỗi ngày nhập hơn 1 tấn mía từ các hộ nông dân ở Thanh Hóa, chỉ trong 3 ngày là hết hàng. Bên cạnh đó, bà còn bán hàng ăn sáng, xôi, bánh mì cho người dân, chủ yếu là công nhân. Các nguyên liệu đều được bà mua về tự làm, đi bao tay khi làm đồ ăn, bát đũa rửa sạch, để ráo nước. Những mặt hàng khác như thịt bò Mỹ, xúc xích, thực phẩm sạch,… đều dwopcj lấy ở các cửa hàng có thương hiệu. “vừa làm công tác Tổ dân phố, vừa là Hội viên phụ nữ, tôi rất ý thức việc đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời lấy mình làm gương, tuyên truyền giúp cho các hộ kinh doanh xung quanh chọn lựa thực phẩm đảm bảo chất lượng, không vì lợi nhuận mà đăng bán các sản phẩm ôi thiu, kém chất lượng.” – bà Luyến cho biết.

Về công tác quản lý, bà Nguyễn Thị Thúy Hà, Phó Chủ tịch phường Cổ Nhuế 1 cho rằng, việc người tiêu dùng thông thái là đặc biệt quan tâm. Vì không phải đơn vị sản xuất kinh doanh mà là đơn vị tiêu dùng nên lựa chọn thực phẩm như thế nào, như thịt rau, khi kiểm tra thì chúng tôi có ý kiến vệ sinh ngoại cảnh, nước cống, bui bẩn ở mặt đường thì không nên mua, ảnh hưởng đến vệ sinh thực phẩm, không mua thực phẩm chín ở cửa hàng thực phẩm sống, để thực phẩm tủ lạnh cần chia ngăn ra, các thứ bao gói phải là nhựa nguyên sinh để không bị phân loại hạt nhựa có hại ra thực phẩm...

Tổng kết tọa đàm, bà Bùi Thị Trinh, Chủ tịch Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm cho rằng, để tăng cường giám sát, quản lý và nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm, các cơ quan quản lý nhà nước cần có chỉ đạo cơ quan chuyên môn trong việc kiểm tra, giám sát, có chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, hàng hóa trôi nổi không rõ nguồn gốc… Các cấp ủy Đảng tại địa phương cần hỗ trợ công tác tuyên truyền, chỉ đạo để các cấp ngành cùng vào cuộc xử lý. Hội Phụ nữ cơ sở cần tiếp thu ý kiến, các đại biểu đã nêu như tuyên truyền rộng rãi, nội dung tuyên truyền phong phú,, thông qua các hội nghị tuyên truyền, phát tờ rơi, tờ gấp, hội thi, qua các kênh zalo, facebook,… để người dân tiếp cận dễ dàng.

“Bên cạnh đó, các hộ chế biến sản xuất kinh doanh phải đảm bảo sản xuất kinh doanh an toàn, hộ tiêu dùng có kiến thức lựa chọn thực phẩm, người tiêu dùng thông thái để đảm bảo bếp ăn an toàn, không có ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trường hợp phát hiện ra trường hợp kinh doanh không đảm bảo, không rõ nguồn gốc thì có biện pháp xử lý kịp thời. Thay đổi nhận thức hành vi, đừng vì chạy theo giá cả tiêu dùng rẻ mà ảnh hưởng sức khỏe…” – bà Trinh nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể

(PNTĐ) -Sáng ngày 25/4/2024, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Đoàn Chủ tịch TW Hội và Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Hội LHPN quận Hoàng Mai: Tập huấn chuyên đề về học tập và làm theo Bác Hồ

Hội LHPN quận Hoàng Mai: Tập huấn chuyên đề về học tập và làm theo Bác Hồ

(PNTĐ) - Thiết thực hưởng ứng các hoạt động chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024),  Hội LHPN quận  Hoàng Mai phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cho 250 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.