Trải nghiệm độc đáo tại 30 gian hàng sản phẩm văn hóa ẩm thực

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo bà Nguyễn Thị Hảo - Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển Phụ nữ (Hội LHPN Hà Nội), trong khuôn khổ chương trình Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hoà bình, phát triển” tổ chức ngày 2/3 tới sẽ có 30 gian hàng về sản phẩm văn hoá ẩm thực được trưng bày, giới thiệu. Đặc biệt, mỗi gian hàng không chỉ trưng bày mà còn có mô hình sáng tạo hoặc hoạt động trải nghiệm độc đáo dành cho du khách.

Trải nghiệm độc đáo tại 30 gian hàng sản phẩm văn hóa ẩm thực - ảnh 1
Bà Nguyễn Lan Phương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tham quan gian hàng các sản phẩm từ tơ sen của Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận. Ảnh: NVCC

30 đơn vị đăng kí tham gia trưng bày sản phẩm tại Festival lần này sẽ mang đến nhiều sản phẩm văn hoá ẩm thực như: Cốm làng Vòng, bánh đa kê, nem Phùng, ổi Phúc Lợi, trà sen Hồ Tây, xôi Phú Thượng, bánh dày Quán Gánh, rau củ quả, ô mai, sản phẩm từ sen, tơ tằm… Tất cả đều là sản phẩm đặc sản của Hà Nội. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện một số món ăn, bánh của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… do các nhóm Việt kiều mang đến; trên tinh thần hướng tới quảng bá, giao lưu văn hoá ẩm thực gắn với chủ đề hòa bình, hội nhập, phát triển.

Chia sẻ về gian hàng của Hội LHPN quận Ba Đình, chị Nguyễn Thị Hoa- Hội LHPN Quận cho biết: Tại Festival lần này, Quận Hội sẽ giới thiệu các sản phẩm về bánh cốm Hàng Than - món ngon bậc nhất Kinh kỳ, món quà biếu mang đậm dấu ấn Hà Nội và được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ bày bán một cách thông thường trên sạp, Quận Hội còn phối hợp với cán bộ, nhân viên của cơ sở sản xuất bánh cốm tổ chức hoạt động “trải nghiệm” nặn bánh cho mọi người. Từ phần cốm tươi và đậu xanh đã xào chín, du khách sẽ được tự mình nặn thành những chiếc bánh cốm, sau đó dùng lá gói lại để có 1 sản phẩm hoàn chỉnh.

Đáng chú ý, gian trưng bày của Hội LHPN quận Ba Đình rất coi trọng các “chi tiết” từ nguyên vật liệu đến trang phục, để làm bật thông điệp, ý tưởng của mình. “Chúng tôi muốn mỗi người khi tới gian hàng đều cảm thấy sự hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Nét truyền thống được thể hiện trước tiên ở chính sản phẩm mang tính gia truyền từ nhiều năm qua của bánh cốm Hàng Than; hay qua trang phục áo bà ba của người tham gia làm cốm; lá gói bánh là lá sen hoặc lá chuối hoàn toàn thân thiện với môi trường. Nhưng đâu đó, hình ảnh chị em tham gia phục vụ mặc áo dài hiện đại cũng là cách tái hiện nét văn hoá xưa - nay” - chị Nguyễn Thị Hoa cho hay.

Cùng tham gia Festival ẩm thực lần này, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Xuất nhập khẩu Mai Linh, thành viên CLB Doanh nhân nữ Hà Nội lại mang đến đa dạng sản phẩm rau, củ quả hữu cơ do đơn vị trồng tại Mộc Châu; và mô hình thiết kế các mẫu trang phục váy, trưng diện trên ma - nơ - canh được làm từ chính sản phẩm rau, củ ấy. Đại diện công ty chia sẻ: “Chắc chắn các thiết kế sẽ mang lại ấn tượng và tạo sự thích thú với người xem. Đó cũng là một cách để chúng tôi gửi đi thông điệp về phụ nữ Thủ đô cần cù, đảm đang và rất năng động, sáng tạo; đồng thời lan toả sâu rộng hơn phong trào, hoạt động Hội Phụ nữ tới nhiều người trong xã hội”.

Không trực tiếp liên quan tới thực phẩm, ẩm thực, nhưng gian hàng trưng bày sản phẩm từ tơ sen, tơ tằm của Hội LHPN huyện Mỹ Đức lại hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách, nhất là các bạn trẻ. Tại lần tham gia này, Huyện Hội sẽ phối hợp cùng Nghệ nhân Phan Thị Thuận (tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức), trưng bày các sản phẩm được làm từ tơ tằm, tơ sen như: Khăn tay, khăn quàng, chăn, gối, tranh lụa, sản phẩm mỹ phẩm…

Hào hứng chia sẻ về các sản phẩm sẽ giới thiệu tại gian hàng, Nghệ nhân Phan Thị Thuận nói: “Dù đã tham gia rất nhiều chương trình trưng bày cả trong và ngoài nước, nhưng Festival do Hội LHPN tổ chức lần này khiến tôi rất mong chờ. Bởi lẽ, qua những thứ mang tới, tôi không chỉ muốn các bạn trẻ hiểu thêm về nghề truyền thống, từ đó hiểu được nét đẹp trong sản phẩm truyền thống từ tơ, tằm của Việt Nam. Xa hơn nữa là kỳ vọng của tôi về sự chung tay của các bạn trẻ, khi nhìn thấy sản phẩm chất lượng, bằng sự sáng tạo, đam mê, tài năng của mình có thể cùng nhau góp sức đưa chúng vươn ra thị trường quốc tế, đi khắp 5 châu, làm giàu cho đất nước”.


Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội tri ân các thế hệ phụ nữ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc

Hà Nội tri ân các thế hệ phụ nữ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chiều 24//4, đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do bà Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm trưởng đoàn, đã tới thăm, tặng quà tri ân các gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, cựu thanh niên xung phong... trên địa bàn thành phố.
Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổng kết Đề án 939 giai đoạn 2018 - 2025

Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổng kết Đề án 939 giai đoạn 2018 - 2025

(PNTĐ) - Chiều ngày 22/4, Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2018-2025 và sơ kết Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2023-2025; Sơ kết quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
Phụ nữ Thủ đô xây dựng những miền quê đáng sống

Phụ nữ Thủ đô xây dựng những miền quê đáng sống

(PNTĐ) - Phát huy vai trò của tổ chức Hội, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo và tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, trong đó có nhiều công trình, phần việc cụ thể, ý nghĩa góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng nên những miền quê đáng sống, khẳng định thương hiệu của phụ nữ Thủ đô trong thời kỳ mới.
Phát triển mô hình chăn nuôi “xanh”, bảo vệ môi trường

Phát triển mô hình chăn nuôi “xanh”, bảo vệ môi trường

(PNTĐ) - Thời gian qua, với sự năng động, sáng tạo, tinh thần dám nghĩ dám làm, chị Nguyễn Thị Thoan, hội viên phụ nữ xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã trở thành tấm gương điển hình vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi từ mô hình chăn nuôi gà vi sinh; không những tạo việc làm cho hội viên phụ nữ trên địa bàn mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới.