Ai có quyền, ai không?

Chia sẻ

Đa số mọi người đều cho rằng chỉ có đàn ông là người có quyền "cầm lái" trong đời sống chăn gối vợ chồng. Thế nhưng thực tế lại cho thấy rằng, cuộc hôn nhân nào vợ chồng bình đẳng quyền "cầm lái" thì rất hạnh phúc. Ngược lại, sự độc tôn quyền lực của một người lại khiến hạnh phúc rơi vào khủng hoảng.

Hôn nhân bất thường khi vợ chủ động dành quyền"cầm lái"

Cả tuần nay, anh Lê Tuấn Nghĩa (48 tuổi, nhân viên ngân hàng) đến cơ quan với tâm trạng bần thần. Ai hỏi gì anh cũng bảo chuyện "tế nhị" chẳng tiện tâm sự. Và cũng vì nó "tế nhị" nên anh tìm đến đường dây tư vấn tâm lý để giải tỏa sự hoài nghi trong lòng. Căn nguyên là do vợ anh bỗng dưng chủ động dành quyền "cầm lái" trong phòng ngủ. Cô bảo vừa qua có tham gia một lớp học kỹ năng chung sống trong hôn nhân, trong đó có giải pháp giữ lửa đời sống chăn gối, cải thiện sự nhàm chán lâu nay nên muốn áp dụng xem hiệu quả hay không. Việc chủ động "cầm lái" của vợ khiến anh từ ngỡ ngàng đến thăng hoa, rồi hoài nghi, lo lắng sau khi kết thúc.

Từ lúc kết hôn, chuyện chăn gối vợ chồng tuân theo nguyên tắc anh "cầm lái". Và cũng chỉ có anh mới có quyền đó nên bao nhiêu năm nay vợ anh chỉ việc tuân theo, phục tùng vô điều kiện. Việc đó diễn ra theo một quy trình do anh thiết lập, nhanh hay chậm, hạnh phúc hay không, mỗi tháng bao nhiêu lần… Với vợ anh, lâu nay "chuyện ấy" liên quan nhiều đến việc sinh con, nuôi con mệt mỏi, nên chẳng để ý nhiều đến cảm giác hạnh phúc. Cô chiều chồng cho xong nghĩa vụ làm vợ. Nhưng khi con cái bắt đầu lớn, đời sống riêng tư của vợ chồng được chú trọng nhiều hơn, cô mới phát hiện ra lâu nay mình quá thiệt thòi, thậm chí còn cảm thấy bất hạnh trong đời sống chăn gối. Đó là lý do cô muốn hay đổi và tìm đến lớp học kỹ năng giữ lửa đời sống vợ chồng kia.

Trong lúc vợ mang cảm giác hạnh phúc khi vận dụng thành công kiến thức sau khi học, thì anh lại lo lắng bất an. Từ ngày vợ dành quyền "cầm lái", anh hoang mang cho rằng việc đó khiến mình bị rơi vào "thế yếu". Điều đó đồng nghĩa với việc vị thế của anh trong gia đình bị hạ thấp. Nguy hiểm hơn là vợ anh sẽ có nguy cơ ngoại tình vì sự chủ động quyền "cầm lái". Sau đó, anh thấy mình phải thiết lập lại quyền lực bằng việc lấy lại quyền "cầm lái" và ép vợ quay về vị trí phục tùng, chấp nhận như ban đầu. Nhưng, vợ anh không còn cam chịu như trước mà đấu tranh trở lại, kéo theo những mâu thuẫn nặng nề trong hôn nhân.

(ảnh minh họa - nguồn ảnh: Int)(ảnh minh họa - nguồn ảnh: Int)

Cuộc hôn nhân của anh Lê Công Thái (36 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng trở nên bất thường khi người vợ mang bầu lần hai luôn chủ động "cầm lái" mỗi khi vợ chồng gần gũi. Trước đây, anh vẫn sống với thói quen mình ở thế chủ động, rất quyền lực trong việc quyết định cách yêu như thế nào, số lượng, thời gian cuộc yêu diễn ra trong bao lâu. Thì nay, vợ anh lại "nổi loạn" dành lấy thế chủ động. Anh tìm hiểu nguyên nhân, chị bảo lần mang thai này hình như bị "nghén chuyện ấy" nên luôn muốn dành thế thượng phong. Anh hoài nghi vì chưa thấy ai nói đến chuyện "nghén" kỳ lạ này. Rồi, anh sợ vợ "cầm lái" mãi thế thành quen. Sau này lỡ chồng không đáp ứng được thì ra ngoài tìm người khác. Lâu nay, anh có ác cảm với việc phụ nữ chủ động trong chuyện phòng the, bởi quan niệm đàn bà ham hố chuyện đó là… "hư hỏng". Vả lại, "chuyện ấy" còn liên quan đến thế mạnh, bản lĩnh của đàn ông đối với vợ. Nếu để vợ quyết định việc đó đồng nghĩa với việc họ bị mất đi quyền lực, trở nên thui chột dần.

Vợ chồng thay nhau "cầm lái": Thuyền luôn đi đúng hướng

Chuyên gia tâm lý hôn nhân, gia đình, TS Đinh Đoàn cho rằng số lượng hôn nhân đổ vỡ vì nguyên nhân vợ chồng không hòa hợp tình dục gia tăng mạnh trong thời hiện đại. Điều đó minh chứng rằng, vấn đề tình dục trong hôn nhân đã được chú trọng nhiều hơn trước. Người phụ nữ không còn cam chịu, nhẫn nhục với sự độc tôn quyền lực trong quan hệ ân ái vợ chồng. Họ vùng lên đấu tranh khi bị chồng bạo lực tình dục, biết đòi hỏi cho cảm xúc cá nhân, biết dành thế chủ động để có được hạnh phúc chăn gối. Nếu người chồng không thay đổi, không chấp nhận sự chủ động "cầm lái" của người vợ bởi tư tưởng ấu trĩ, cổ hủ, gia trưởng, người vợ sẽ chọn con đường giải thoát khỏi cuộc sống bất hạnh, thay vì cam chịu.

Ở vị trí nhiều năm làm chuyên gia tư vấn tâm lý, TS Đinh Đoàn cũng cho biết phụ nữ hiện đại đã mạnh dạn và cởi mở rất nhiều trong vấn đề tình dục trong hôn nhân. Bên cạnh bộ phận vẫn giữ tư tưởng chồng có quyền quyết định trong chuyện ấy, vợ phải phục tùng, cam chịu, thì một bộ phận phụ nữ đã đòi quyền bình đẳng trong vấn đề "cầm lái" chốn phòng the. Thay vì chấp nhận sự nhàm chán, họ học cách thay đổi, hướng dẫn chồng đáp ứng theo sở thích của mình. Cuộc sống vợ chồng theo đó trở nên hạnh phúc, viên mãn theo.

Vì thế, chuyện "cầm lái" trong cuộc sống chăn gối vợ chồng sẽ không phân biệt ai có quyền, ai không. Người chồng nên chấp nhận và vui mừng trước sự thay đổi mạnh mẽ ấy của vợ nếu một ngày cô ấy dành lấy quyền "cầm lái". Người vợ sẽ không vì thế mà hư hỏng, và hạ thấp vai trò của người chồng trong gia đình. Thay vào đó, sự bình đẳng trong đời sống tình dục sẽ khiến hôn nhân trở nên viên mãn, tình cảm vợ chồng gắn kết bền chặt hơn.

THU VÂN

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.