Anh em “kiến giả”, nhưng không “nhất phận”

Chia sẻ

Bố mẹ chồng tôi sinh được ba người con gồm: Chồng tôi, em trai và một cô em gái út. Em gái chồng tôi bị khuyết tật bẩm sinh, không có khả năng tự nuôi mình. Sau khi cưới, vợ chồng tôi và vợ chồng em trai mua nhà sống riêng bên ngoài, còn bố mẹ chồng sống cùng con gái út ở quê.

Hai năm gần đây, bố mẹ chồng tôi lần lượt qua đời. Khi lâm chung, ông bà thống nhất với hai con trai để lại ngôi nhà ở quê cho con gái út tật nguyền. Khoản tiền để sinh sống chính là khoản thu nhập từ căn phòng mặt tiền cho thuê. Như vậy, cô sẽ không phải nhờ cậy ai nuôi mình sau này. Hai con trai nhường phần tài sản thừa kế từ ngôi nhà cho em gái xem như là phần hỗ trợ nuôi em suốt đời khi bố mẹ không còn. Với cách phân chia đó, ông bà xem như “anh em kiến giả nhất phận”, không ai tranh dành về tài sản thừa kế, cũng như trách nhiệm đối với cô em gái tật nguyền. Chồng tôi và em trai đồng ý với cách phân chia đó.

Anh chị em "kiến giả", nhưng không "nhất phận".Anh chị em "kiến giả", nhưng không "nhất phận".

Sau khi bố mẹ chồng tôi mất được một thời gian, em gái chồng tôi được một người đàn ông cùng hoàn cảnh yêu, và tiến tới hôn nhân. Hơn một năm chung sống, em gái tôi bị chồng lừa bán nhà, chiếm đoạt hết tài sản rồi ly hôn. Bây giờ, em gái chồng tôi trở thành người không có tài sản, không tự nuôi sống mình.

Do quan niệm “anh em kiến giả nhất phận” và đã dành phần thừa kế cho em gái trước đó nên chồng tôi và em trai thấy mình không có trách nhiệm với em nữa. Họ bàn nhau đưa em gái vào trung tâm nhân đạo sống. Thế nhưng, họ hàng lại bảo anh em họ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi em gái đến hết đời. Nếu không thì sẽ vi phạm pháp luật. Tôi muốn hỏi, tại sao chúng tôi lại phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi em gái chồng khi đã “kiến giả nhất phận”? Trong trường hợp này, nếu chúng tôi không chu cấp nuôi dưỡng em gái chồng có vi phạm pháp luật không?

Lehoangoanh080@gmail.com

Xét về tình lẫn lý, vợ chồng bạn và em trai vẫn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cô em gái tật nguyền không có tài sản và khả năng tự nuôi sống mình. Đạo đức gia đình không cho phép người thân ruột thịt bỏ rơi nhau khi hoạn nạn, khó khăn, đặc biệt là tật nguyền không có khả năng nuôi sống bản thân. Dù ban đầu, mọi thành viên trong gia đình chồng bạn đã thỏa thuận phần tài sản để em gái có nguồn sống. Nhưng, trong hoàn cảnh này, cô ấy cần có sự cấp dưỡng từ người thân.

Về luật pháp, nghĩa vụ cấp dưỡng trong gia đình được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, khoản 1 Điều 107 quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em, Điều 112 quy định: Trong trường hợp không còn cha mẹ, hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình, hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Đồng thời, Điều 119 cũng quy định trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội Liên hiệp Phụ nữ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.