Bà mẹ 8X biến đất sét thành những “món ăn” mi-ni hấp dẫn

Chia sẻ

Bằng nguyên liệu là đất sét, bà mẹ 8x Nguyễn Thị Như Quỳnh (SN 1988, trú tại Long Biên, Hà Nội) đã tạo ra những giỏ rau củ quả mi-ni đẹp mắt, hấp dẫn và giống y như thật. Đây cũng là cách mà Như Quỳnh tương tác và giáo dục con, kích thích sự tò mò khám phá của con.

Set đồ ăn mini của Như Quỳnh làm (Ảnh:Q.A)Set đồ ăn mini của Như Quỳnh làm (Ảnh:Q.A)

Sáng tạo vì… đam mê

Mới đây, một bà mẹ trẻ khiến cho cộng đồng “yêu bếp” trên mạng xã hội facebook dậy sóng bởi những bức ảnh chụp lại các set đồ thực phẩm, củ quả, đồ ăn mi-ni giống như thật, được tự tay cô sáng tạo từ… đất sét. Bài viết thu hút hàng ngàn lượt theo dõi và yêu thích, khiến nhiều người tò mò, phấn khích, khen ngợi sự khéo léo và tài năng của cô.

Đồ ăn, thực phẩm làm từ đất sét này là những sản phẩm của bộ môn nghệ thuật có tên gọi là miniature food (đồ ăn mi-ni mô phỏng). Dù đây không phải là bộ môn nghệ thuật mới trên thế giới, thậm chí cả ở Việt Nam, nhưng khi Quỳnh chia sẻ những sản phẩm này, thì nhiều người mới biết đến loại hình này.

Như Quỳnh kể, cô bắt đầu làm mô hình đồ ăn đất sét từ khoảng 10 năm trước chỉ vì… đam mê. Lần ấy, cô vô tình nhìn thấy có bài báo viết về chiếc kẹo mút được làm từ đất sét giống y như thật nên bắt đầu tìm hiểu. Do chưa từng được học qua mỹ thuật và thiết kế, nên đất sét thực sự là một môn học khá mới mẻ với Quỳnh. Thời đó, mô hình đồ ăn bằng đất sét chưa phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Việc mua nguyên liệu cũng khá khó khăn. Quỳnh phải đặt mua đất sét ở những trang mạng nước ngoài hoặc nhờ những người bạn ở Việt Nam oder về giúp với giá khá cao.

Khi đã có nguyên liệu, Quỳnh tìm hiểu về cách làm trên Youtube, bắt chước theo, rút kinh nghiệm và dần nâng cao được tay nghề. Sản phẩm đầu tiên của cô là chiếc kẹo mút, còn rất thô sơ nhưng Quỳnh giữ mãi đến bây giờ. Đam mê là thế, nhưng miniature foods không dễ. Trong các bước làm sản phẩm, theo Như Quỳnh, bước phức tạp nhất là đánh màu và tạo màu để cho ra một sản phẩm giống với sản phẩm thật nhất. Hơn nữa, vì là dạng mini, sản phẩm lớn nhất cô làm có chiều dài chỉ 2,5cm, sản phẩm nhỏ nhất là 0,2cm (hoa trên bánh gato, dâu tây…). Sản phẩm càng nhỏ, càng khó thực hiện.

Ban đầu, Quỳnh làm chỉ vì đam mê để sưu tầm hoặc tặng lại người thân, bạn bè. Nhưng sau này, nhiều người thích thú và hỏi mua, nên cô có bán. Vì sản phẩm 100% là handmade nên làm rất kỳ công, mất nhiều thời gian, có tính nghệ thuật cao nên giá bán cũng khá cao. Trung bình một chiếc bánh ngọt mini cỡ 1cm có giá từ 30-40k, bánh ga-to to khoảng 2,5cm có giá từ 60-120k/cái, một mẹt rau củ quả mini có giá từ 350-500 nghìn đồng… Ngoài ra, Như Quỳnh còn sản xuất cả khuôn cho những bạn có nhu cầu thích tự làm, tự setup đồ ăn theo ý thích. Đến nay, Như Quỳnh đã làm được khoảng gần 1.000 sản phẩm đồ ăn đất sét, thậm chí, cô còn làm cả búp bê và những hình thù khác theo sở thích hoặc làm quà tặng cho các bạn nhỏ.

Món đồ chơi kích thích tư duy của trẻ

Khách hàng của Quỳnh chủ yếu là các chị có con nhỏ, thích mua về chơi với con, tập cho con thói quen biết đam mê từ bé, tập tính kiên nhẫn và một chút khéo léo cho trẻ. Đồng thời, giúp trẻ làm quen với các loại củ quả, vật dụng bằng những nguồn nguyên liệu an toàn, tránh xa được các trò chơi độc hại hay tivi, điện thoại… Điều đặc biệt là với sản phẩm này, ai cũng thấy thích thú bởi nó nhỏ bé, như thật.

Con trai 6 tuổi của cô thích làm đồ ăn đất sét với mẹ. Từ khi con còn bé, Quỳnh đã cho con ngồi làm cùng sản phẩm với mình. Cô hướng dẫn con từng bắp ngô với các hạt màu vàng, những cái râu ngô dài mỏng mảnh màu nâu, hay quả dâu tây màu đỏ có cuống tai xanh, quả chuối màu vàng… Cậu bé rất thích thú. Cũng nhờ đó, cậu bé phân biệt các loại củ quả, màu sắc, hình khối khá tốt.

“Loại đất sét dùng để nặn các loại đồ ăn mini khá đắt nên khi chơi với con, tôi sử dụng loại đất sét dùng cho trẻ em có nguồn gốc từ tự nhiên. Đây là loại đất thường không khô được, tạo hình lâu nhưng dễ làm. Con lớn hơn 1 chút, tôi để con tự sáng tạo ra cái mà con thích” – Như Quỳnh nói.

Theo Như Quỳnh, ngày nay, thị trường đồ chơi cho trẻ cực kỳ phong phú và đa dạng nhưng nhiều đồ chơi lại không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nhiều bố mẹ cảm thấy hoang mang khi không biết lựa chọn món đồ nào có chất lượng tốt và đảm bảo độ an toàn cho trẻ. Do đó, đồ chơi handmade, trong đó có đồ ăn mini từ đất sét cho trẻ vừa giúp an toàn, tiết kiệm chi phí, vừa tăng khả năng sáng tạo ở trẻ.

 Quỳnh An

Tin cùng chuyên mục

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

(PNTĐ) - Bên cạnh những lợi ích về việc làm, tay nghề, thu nhập, xuất khẩu lao động cũng bộc lộ nhiều mặt trái mà một trong số đó là sự tan vỡ hạnh phúc ở những gia đình có người xuất ngoại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng chủ yếu vẫn là vợ chồng xa nhau lâu ngày, thiếu thốn tình cảm nên rất dễ nảy sinh tình cảm “ngoài luồng”. Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của lối sống tự do ở nước ngoài nên khi về quê hương, đối mặt với cuộc sống thực tại thấy không còn phù hợp nên sẵn sàng … “đường ai nấy đi”.
Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

(PNTĐ) - Như một phép màu, sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (sinh năm 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái là chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1967, trú tại xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, chiến sĩ Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.
Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

(PNTĐ) - Tiếp tục gửi ý kiến thảo luận tới Diễn đàn, nhiều độc giả cho rằng, tuổi già cần nhất là những giây phút thảnh thơi, tránh xung đột không cần thiết nên việc bố mẹ càng ít cậy nhờ, dựa dẫm con thì càng tốt.