Bà, mẹ, con... nối nhau giữ Tết

Thái Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sống xa quê hương, nhưng vào dịp Tết cổ truyền, dù bận bịu đến mấy, Thùy Linh (hiện ở nhà nội trợ, đang sống tại Castres, miền Nam nước Pháp) vẫn cùng mẹ chồng tự tay nấu các món ăn cổ truyền rồi dâng lên bàn thờ tổ tiên. Dù con trai đầu lòng mới bước vào tuổi lên 2, nhưng Linh tin rằng, những hương vị Tết ngọt ngào hôm nay sẽ khắc sâu vào tâm hồn và giúp con mình sau này lớn lên không quên nguồn cội Việt Nam.

Thùy Linh kết hôn với chồng là người Pháp gốc Việt. Trong nhà vẫn có bàn thờ tổ tiên để con cháu luôn hướng về và biết ơn nguồn cội. 

Linh chia sẻ: “Bố mẹ và chồng mình tuy không sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nhưng lại rất trân trọng những giá trị truyền thống Việt. Mẹ chồng mình ở nước ngoài nhưng vẫn nấu được các món ăn Việt Nam. Bà giống như linh hồn, người giữ gìn nét văn hóa Việt trong gia đình”. 

Có  lẽ vì vậy mà khi về làm dâu, Linh và gia đình chồng đã nhanh chóng tìm được sự hòa hợp. Hai mẹ con thường xuyên nấu các món ăn Việt Nam, giữ gìn nếp sinh hoạt của một gia đình Việt. Bố mẹ chồng cũng rất ủng hộ con dâu bày biện trong các dịp đặc biệt và dịp Tết, dù đôi lúc có hơi mất công và cầu kỳ.

Bà, mẹ, con... nối nhau giữ Tết - ảnh 1
Một góc nhà chị Linh trong ngày Tết 

Những ngày này, khi Tết Việt đang đến gần, gia đình Linh chộn rộn, tất bật hơn, chẳng kém các gia đình ở Việt Nam là mấy. Kế hoạch đón Tết đã được cả nhà lên từ trước đó vài tuần để có thể chuẩn bị được chu đáo nhất. Thành phố nơi Linh sống có khu chợ châu Á lớn với các mặt hàng rất phong phú. Đây cũng là nơi Linh và mẹ chồng đến để mua lá dong và các nguyên liệu nấu các món ăn cổ truyền của Việt Nam. Từng nguyên liệu đều được lựa chọn rất kỹ và đầy đủ. 

Trước Tết một tuần, Linh đã bắt tay vào muối dưa cải, phơi thịt một nắng tẩm mắc khén, làm lạp xưởng. Ngày 23 Tết, Linh nấu chè hoa cau cúng ông Công, ông Táo. Ngày 27 Tết luộc măng khô để kịp nấu canh măng thắp hương đêm Giao thừa. Và càng không thể thiếu “hoạt động” gói bánh chưng. Không thiếu một chi tiết nào, thậm chí đầy đủ hơn cả các gia đình ở Việt Nam. Linh chia sẻ, trước đây, chưa bao giờ Linh nghĩ mình sẽ tự tay gói bánh vì bánh chưng ở Việt Nam rất sẵn có, việc mua sẵn bánh thật là đơn giản. Nhưng rồi, 3 năm đi làm dâu, năm nào Linh cũng gói bánh. Linh ngồi gói còn con trai Kaki năm nay đã 2 tuổi lăng xăng xung quanh. Mẹ chồng chiều và ủng hộ Linh đến nỗi mua hẳn một chiếc nồi to chỉ để… 1 năm một lần đem ra luộc bánh chưng. Bánh được luộc 12 tiếng, rồi đem ép, thành phẩm đạt được là… ăn rất ngon, dền. Linh còn gói nem bằng vỏ nem Thổ Hà được cất công mang từ Việt Nam sang giúp nem có màu vàng đẹp và giòn. 

Bà, mẹ, con... nối nhau giữ Tết - ảnh 2
Một góc nhà chị Linh trong ngày Tết 

Sẽ là thiếu sót nếu không kể về ngôi nhà ngày Tết của gia đình Linh ở Pháp. Nếu ai đó đến chơi nhà Linh có thể sẽ nghĩ mình đang đi chúc Tết một gia đình trong phố cổ ở Việt Nam. Bởi nhà được trang hoàng với hoa đào, cây quất nhỏ, cả một bình hoa thủy tiên, những chậu hoa cúc, cành tre, trúc… Trên ban thờ còn có mâm ngũ quả do Linh bày. Cùng với đó là cả những thông điệp được viết bằng tiếng Việt mang nhiều ý nghĩa như: “Đón Tết về nhà”, “Tết đã về”… Đêm Giao thừa, Linh và mẹ chồng sẽ cùng nhau chuẩn bị mâm cúng gia tiên, cảm ơn tổ tiên đã phù hộ và che chở cho cả nhà. “Vào thời khắc đó, mình cảm thấy như mình hoàn toàn không hề cách xa quê hương, thấy ấm áp dù đang đón Tết ở nơi xa Việt Nam cả ngàn cây số”- Linh tâm sự - “Trước đây, khi còn độc thân và ở nhà với mẹ, mỗi lần đến Tết, mình thích được đắp chăn xem phim lướt facebook rồi ngủ cho đã đời. Thấy mẹ làm hết món nọ tới món kia, nhiều lúc mình còn thấy phiền ơi là phiền, mệt ơi là mệt. Có lần mẹ sai mình đãi đỗ xanh loại còn vỏ mà mình còn tức muốn khóc. Mình chẳng hiểu sao bận vậy mà mẹ lại cứ phải bày biện làm cho khổ”. 

Nhưng rồi khi con trai đầu lòng Kaki ra đời, Linh đã thay đổi hoàn toàn. Cũng như mẹ đẻ và mẹ chồng, Linh bắt đầu để tâm chăm chút cho Tết hơn. “Dù chẳng ai bắt buộc, mình lại tự nguyện tất bật, bận rộn đón Tết. Nhưng bây giờ, mình thấy vui vì được bận chứ không còn muốn khóc nữa. Rất may là những ký ức được xem mẹ chuẩn bị Tết, những món ăn Việt mình học từ hồi còn ở Việt Nam đã giúp mình làm tốt những việc đó. Vừa làm, mình vừa tranh thủ nói chuyện với con trai, giải thích cho con về ý nghĩa của Tết một cách thật đơn giản”. 

Linh nói có lẽ, bản năng làm mẹ đã khiến Linh thay đổi. Nghĩ về mẹ chồng, mẹ đẻ, Linh thấy được rõ nét họ đang nỗ lực giữ văn hóa cho các con. Và rồi giờ đây, Linh lại có mong muốn sẽ dạy cho con thật nhiều về văn hóa Việt. Linh hiểu rằng, văn hóa Việt sẽ luôn trường tồn là bởi được tiếp nối giữa các thế hệ như thế. “Bây giờ, có thể con còn bé, nhưng mình tin, có một góc nào đó trong trí nhớ của con đang tự động lưu lại những bài học mình dạy con  hôm nay. Con trai của mình rồi sẽ lớn lên và thân quen với những điều như vậy, và con biết mình là người Việt Nam”, Linh nói.

“Vào thời khắc đó, mình cảm thấy như mình hoàn toàn không hề cách xa quê hương, thấy ấm áp dù đang đón Tết ở nơi xa Việt Nam cả ngàn cây số”

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.