Bảo vệ dữ liệu của trẻ trên không gian mạng

Hoàng Như Quỳnh (Bộ Tư pháp)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong bối cảnh internet phát triển, việc trẻ em tiếp xúc với không gian mạng là xu hướng tất yếu. Nhằm giảm thiểu nguy cơ trẻ bị xâm hại, lợi dụng, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra các khung pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân cho trẻ em.

Bảo vệ dữ liệu của trẻ trên không gian mạng - ảnh 1
Ảnh minh hoạ 

Tại Hoa Kỳ, theo Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em, trẻ em - những cá nhân dưới 13 tuổi là đối tượng được bảo vệ quyền riêng tư. Nhà điều hành trang web hoặc dịch vụ trực tuyến phải thực hiện các nghĩa vụ như: Cung cấp thông báo trên trang web những thông tin thu thập từ trẻ em, cách sử dụng và hoạt động công khai thông tin đó; xin phép sự đồng thuận của cha mẹ trẻ. Trong trường hợp trẻ đã cung cấp thông tin cá nhân trước khi có sự xác nhận của cha mẹ, theo yêu cầu của cha mẹ, nhà điều hành phải tạo các điều kiện để cha mẹ giám sát, thay đổi và rút lại các thông tin đó.

Tại Trung Quốc, Quy chế Bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ em quy định trẻ em là cá nhân dưới 14 tuổi, đồng thời các nhà điều hành mạng cũng có các nghĩa vụ cụ thể, như: Khi thu thập, sử dụng, chuyển giao, công khai thông tin cá nhân của trẻ em, nhà điều hành mạng phải thông báo cho người giám hộ của trẻ em một cách rõ ràng và đầy đủ, đồng thời chỉ được tiến hành khi có sự đồng thuận của giám hộ; khi nhà vận hành mạng ngừng hoạt động cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, cần dừng ngay lập tức việc thu thập thông tin cá nhân của trẻ, xóa thông tin mà họ sở hữu; nhà điều hành mạng bắt buộc phải đánh giá khả năng bảo mật thông tin của bên thứ ba nếu cung cấp cho bên này thông tin cá nhân của trẻ em.

Quy chế bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh châu Âu cũng quy định trẻ em là một đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ. Trong đó, đối với người từ 16 tuổi trở lên, việc xử lý dữ liệu cá nhân mà dịch vụ thông tin tiến hành cần phải có sự đồng thuận của chính người đó. Mặt khác, nếu là trẻ dưới 16 tuổi thì việc xử lý này chỉ hợp pháp nếu có sự đồng thuận của người có quyền làm cha mẹ của trẻ...

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.