Vợ chồng kiếm trên 12 tỷ/năm:

Bật mí cách chi tiêu, giữ hạnh phúc

Mai Chi
Chia sẻ

(PNTĐ) -Không còn quan niệm “người chồng là trụ cột kinh tế gia đình”, nhiều cặp vợ chồng trẻ ngày nay xây dựng tổ ấm bằng việc cả vợ/chồng cùng độc lập tài chính, sau đó thống nhất chi tiêu chung. Giải được bài toán kinh tế, cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình chính là cách họ giữ gìn hạnh phúc.

Bật mí cách chi tiêu, giữ hạnh phúc - ảnh 1
Mặc dù có mức thu nhập cao so với mặt bằng chung, nhưng trên thực tế, chị Diệu Linh và chồng lại sống khá tiết kiệm Ảnh: NVCC

Chồng không… nuôi tôi!
Chị Bạch Diệu Linh, 32 tuổi, quê Hà Nội, kết hôn với chồng người Mỹ là kỹ sư phần mềm tại Facebook đã được 2 năm. Chồng cô có mức thu nhập lên đến 500.000 USD/năm (khoảng 12 tỷ đồng/năm). Với mức thu nhập này, nhiều người nghĩ Linh thật sướng vì chỉ việc “ở nhà chồng nuôi”. 

Đó cũng là một trong những quan niệm đã hằn sâu trong nếp nghĩ của nhiều người, rằng phụ nữ lấy chồng thì được nhờ chồng. Người vợ là hậu phương, là người có nền tảng kinh tế kém hơn chồng. Tuy nhiên, người phụ nữ hiện đại như chị Linh, đã không chịu bó buộc trong định kiến ấy. Chị Linh vẫn quyết định đi làm, tự kiếm ra mỗi tháng một số tiền kha khá để không phụ thuộc vào chồng. 

“Mình không muốn phụ thuộc vào bất kỳ ai, kể cả người bạn đời của mình về tài chính. Sự bình đẳng trong kinh tế giúp người phụ nữ tự tin, tự chủ trong cuộc sống và tạo được sự tôn trọng với chính bạn đời của mình. Hiện tại, mình là “career woman” (người phụ nữ của sự nghiệp) theo đúng nghĩa. Khi tìm hiểu nhau để đi tới hôn nhân, vợ chồng mình thống nhất, không bắt buộc một người được phép đi làm, còn một người phải ở trong bếp. Thay vào đó, bọn mình sẽ cùng hỗ trợ, giúp đỡ để cả hai vợ chồng đều có thể đạt được ước mơ của mình”- chị Linh  tâm sự.

Dù đã kiếm được nhiều tiền giúp họ một phần nào đó đạt được sự tự do về tài chính, nhưng cả hai vợ chồng chị Linh vẫn luôn chi tiêu hợp lý và tập thói quen tiết kiệm sớm. “Đừng nghĩ những khoản nho nhỏ mình tiêu thiếu kiểm soát sẽ không ảnh hưởng đến tương lai, mà khi tiết kiệm sớm và thường xuyên, ta có thể tích tiểu thành đại. Chính những khoản nho nhỏ đó sẽ là chỗ dựa của ta về sau”. 

Cả hai vợ chồng chị Diệu Linh đều có ước nguyện muốn nghỉ hưu sớm nên trong nhiều năm nay, anh chị vẫn để dành phần lớn thu nhập mỗi tháng. Mục đích cuối cùng cho việc tiết giảm chi tiêu không phải là để chắt chiu cả đời mà là để có sự tự chủ, thoái mái trong thời gian về sau. 

“Bạn bắt đầu tiết kiệm càng sớm thì tài sản dành dụm được càng lớn. Nếu bạn có thu nhập gấp khoảng 20-25 lần chi phí sinh hoạt hàng năm tối thiểu, thì bạn cũng đừng lãng phí nó”- chị Linh chia sẻ kinh nghiệm. 

Ngay khi kết hôn, chị Bạch Diệu Linh và chồng đã cùng bàn bạc để đưa ra một “chiến lược” chi tiêu dài hạn, cực kỳ rõ ràng, dựa trên sự tin tưởng, minh bạch, thống nhất cao giữa hai người, tình nghĩa vợ chồng và trách nhiệm với tổ ấm nhỏ. Với những khoản cần thiết, hai vợ chồng sẽ không tiếc tiền để chi tiêu, nhưng cái gì không cần thiết thì dù nhỏ cũng không tiêu. 

“Nếu cứ đua theo hàng hiệu và check-in ở những nơi sang chảnh thì bạn sẽ không có quỹ dự phòng chứ đừng nói là tự do tài chính trong tương lai”- chị Linh chia sẻ. Chị dẫn chứng về nhiều cặp vợ chồng khác cũng có tổng thu nhập mỗi năm khoảng 400.000 USD, nhưng họ vẫn hạnh phúc với dòng túi vải, những bộ quần áo giản dị và luôn thấy cuộc sống rất thoải mái, không bị phụ thuộc vào vật chất. 

Phụ nữ hiện đại biết cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp
Ưu tiên chăm lo cho sự nghiệp, nỗ lực để kiếm nhiều tiền cho tương lai, tuy nhiên với vợ chồng chị Bạch Diệu Linh, những điều quan trọng nhất không phải là tiền mà chính là sức khỏe, tình thân, gia đình và bạn bè. Vì vậy, dù công việc bận rộn, nhưng trong năm, chị Diệu Linh và chồng vẫn luôn dành thời gian cho những chuyến du lịch cùng gia đình hay những bữa tiệc với bạn bè. Đó là cách để họ chăm sóc bản thân và người thân của mình. Chị Linh rất sợ kiểu làm việc “tối mặt”, tới mức không biết mình là ai và khi ngẩng lên thì cũng không biết người thân đang ở đâu.

Hàng ngày đi làm, nhưng chị Linh vẫn dành thời gian chăm sóc căn bếp. Trên mạng xã hội, chị Linh là một “hot facebooker” với nhiều bài viết chia sẻ về các món ăn truyền thống và hiện đại do chị tự làm, cùng những trải nghiệm thú vị được nhiều chị em phụ nữ hiện đại hưởng ứng. Chị chia sẻ, người phụ nữ hiện đại luôn biết cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình. Khi chị bận bịu, hai vợ chồng chị vẫn thường xuyên chia sẻ việc nhà với nhau, hay là đưa nhau đi ăn bên ngoài. Nhưng, chồng chị thực sự rất vui khi lấy được một người vợ có sự nghiệp, nhưng vẫn biết “quyến rũ” chồng bằng những bữa cơm ngon. 

“Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ đã đi làm rồi thì sẽ không chăm sóc nhà cửa, không nấu ăn. Và khi mỗi tối trở về, ngôi nhà đón họ thật bừa bộn, bếp thì lạnh tanh. Như vậy, dù chồng có thấu hiểu đến đâu thì đến một lúc nào đó, anh ấy cũng sẽ cảm thấy chán nản, hạnh phúc sẽ vì thế mà nhạt dần”- chị Linh nói.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.