Báu vật của tình yêu

Chia sẻ

Tình yêu của những năm đất nước còn gian khó chất chứa đầy nỗi nhung nhớ phải xa nhau và niềm hy vọng đoàn tụ. Những cuốn sổ tay lưu lại những lá thư, bài thơ của thế hệ ông bà mấy chục năm về trước ấy, đến nay được con cháu tìm đọc lại, gợi lên sự ngưỡng mộ về tình yêu đắm say, nồng nàn, rất riêng tư nhưng thấm đẫm tinh thần lãng mạn cách mạng.

Những cánh thư thời “ông bà anh”

“Bố mẹ mình lấy nhau xong thì bố phải đi bộ đội luôn, mẹ ở nhà một mình chờ bố 7 năm ròng rã. Hồi đó thay vì viết thư tay bình thường như những đôi lứa khác thì bố mẹ mình gửi gắm tất cả tình yêu, nỗi nhớ qua thơ. Ghen tị cái sự lãng mạn này thật sự!”- Chị Đỗ Thị Thu Hằng (25 tuổi, Hà Nội) đã xuýt xoa như vậy khi chia sẻ cuốn sổ nhật ký của bố mẹ chồng mình.

Đó không phải là cuốn sổ bình thường, mà là một vẻ đẹp của tình yêu thời chiến, được hai ông bà cùng vun vén và gìn giữ. Mấy chục năm qua đi nên sổ cũ, chữ cũng nhòe, chị Hằng chỉ chụp lại những trang còn nhìn rõ chữ, nhưng đó đều là những câu thơ chất chứa đầy nỗi niềm nhớ thương của vợ chồng xa nhau vì đất nước.

Hơn 40 năm qua, bà Nguyễn Thị Liên (mẹ chồng chị Hằng) nâng niu, giữ gìn cuốn sổ này như báu vật. Bà nhớ lại, quen ông khi vừa tròn 18 tuổi. Nhưng cảm mến chưa được lâu thì một tháng sau, ông lại tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ. Trước khi lên đường, ông tặng bà quyển sổ với những dòng thơ mà cả đời bà không quên được: “Xa em anh chẳng biết nói gì/Anh gửi lại em lúc chia ly/Mong em mau trở thành đồng chí/Của chú, của anh, của tương lai”.

Những năm sau, mỗi lần nhớ ông, bà Liên lại gửi nỗi niềm vào những bài thơ, viết nắn nót vào quyển sổ. Để rồi mỗi lần ông về thăm, bà lại mang ra cho ông đọc. Và, ông lại tiếp tục viết những tâm tình của mình vào đó. Năm 1982, họ cưới nhau, rồi ông lại đi mãi đến năm 1988 mới về, cùng bà xây đắp gia đình với cô con gái đầu. Hiện tại, cả hai ông bà có 3 người con, điều may mắn, hạnh phúc nhất là ai cũng đã yên bề gia thất và thành đạt. Từng ấy năm, đôi vợ chồng già chưa từng một lần cãi vã, vẫn xưng hô “anh - em” đầy tình cảm mỗi ngày.

Một trong những bài thơ ông Đào Công Tựa viết tặng vợ, cuối năm 1980, được ông trang trí cẩn thận, nắn nótMột trong những bài thơ ông Đào Công Tựa viết tặng vợ, cuối năm 1980, được ông trang trí cẩn thận, nắn nót

Tình cảm đong đầy qua những nhớ thương, xa cách

Trở về sau những năm tháng thanh niên xung phong, sức khỏe bà Vũ Thị Yên (phường Phú La, quận Hà Đông) không còn tốt. Nhưng bù lại, có sự động viên ấm áp sau bao năm tháng vẫn vẹn nguyên từ người chồng đã giúp bà luôn lạc quan, vui vẻ, hăng hái tham gia các hoạt động cộng đồng.

Thanh xuân của cô gái mở đường Hồ Chí Minh Vũ Thị Yên cũng cực kỳ sôi nổi với những ngày phá núi, ngủ hầm. Vô tư xung phong, sẵn sàng cống hiến đã trở thành đức tính của người nữ thanh niên xung phong thuở ấy. Trở về quê hương, dù làm cô giáo hay cán bộ Nhà nước, nhưng cô Yên vẫn thoăn thoắt, hay lam hay làm, một tay gồng gánh nuôi con, chăm bố mẹ chồng để chồng ở đơn vị xa xôi, yên tâm công tác.

Người phụ nữ chấp nhận thiệt thòi lập gia đình muộn, chồng biền biệt mấy năm mới về một lần, người Hà Đông, người mãi trong chiến trường Bình Định. Sợi dây tình cảm chỉ là những bài thơ, những điều dặn dò chồng để lại trước lúc xa nhà, rằng: “Đôi ta nghĩa vợ tình chồng/ Xa non cách biển giữ lòng thủy chung”.

Giữa rất nhiều những bằng khen xếp ngay ngắn và trang trọng trong tủ kính là một cuốn sổ dày, bìa đã sờn, nhưng bên trong vẫn còn vẹn nguyên từng chữ. Đó là những bài thơ được ông Đào Công Tựa làm tặng vợ trước và trong những ngày ông lên đường đi chiến đấu.

Một điều đặc biệt hơn cả, là cuốn sổ vẫn đang được tiếp thêm những bài thơ mỗi ngày. Nhớ lại thuở quen nhau, bà Yên kể, hồi đó chỉ biết ông Tựa là người cùng làng, hồi ấy làm gì có nhiều thời gian để tìm hiểu, cưới nhau xong rồi ông cũng lên đường đi chiến đấu. Vậy mà nhờ những cánh thư, vần thơ được ông nắn nót thể hiện, chất chứa nhiều tâm tình đã khiến hai vợ chồng tuy xa mà gần, tình cảm ngày một đong đầy, trân trọng, cho đến tận bây giờ.

Nói về người vợ của mình, ông Tựa cho hay, bà là hình mẫu trong rất nhiều bài thơ của ông. Nhớ lại hồi bà ốm, tưởng như nặng lắm, nhưng nhờ những vần thơ và sự chăm sóc tận tình của chồng con, bà lại khỏe mạnh và trẻ lại, hăng hái như thuở nào: “Nở nụ cười em nhé nhớ người mong/ Như chồi non biếc mãi ở trên cành”. Giờ đây, niềm vui của họ là ngày ngày chăm sóc cho nhau, bù lại những ngày tháng xa nhớ, khó khăn nhưng vẫn luôn ngập tràn hy vọng.

TRÂM ANH

Tin cùng chuyên mục

Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.