Bi kịch cuộc sống hôn nhân không hòa thuận

Chia sẻ

Đến tận hôm nay, những người dân sống gần ngách 378/65 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội – nơi xảy ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng là chồng giết vợ và con trai hôm 2/5 vẫn chưa hết bàng hoàng.

Ngôi nhà nơi xảy ra án mạng đau lòngNgôi nhà nơi xảy ra án mạng đau lòng

Theo một số người dân tại ngách 378/65 Thụy Khuê (phường Bưởi, Tây Hồ), sáng ngày 2/5, họ nghe tiếng vợ chồng Quách Văn Nam và Dương Khắc H (21 tuổi, trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cãi vã. Sau đó, Nam dùng dao chém vợ và con trai là bé Quách Phú T (2 tuổi). Hậu quả, chị H và cháu T tử vong.

Ngay khi nhận được tin báo, Công an phường Bưởi phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Tây Hồ đến hiện trường để khám nghiệm, lấy lời khai nhân chứng. Hiện tại Nam đang bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.

Theo bà Nga, mẹ ruột đối tượng Nam, bà chỉ có một mình Nam là con trai. Chồng bà bỏ đi khi Nam mới sinh nên bà phải nuôi con 1 mình. Nam chỉ học hết lớp 9 rồi nghỉ học. Khoảng 14-15 tuổi, Nam có khoảng thời gian chơi bời, nghịch ngợm phải đi trại giáo dưỡng.

Sau khi lấy vợ, cuộc sống hôn nhân không được hòa thuận, 2 người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Hàng ngày, bà Nga đi nhặt đồng nát kiếm sống, còn vợ chồng Nam sống trên tầng 2 của căn nhà 3 tầng do bà ngoại của Nam năm nay đã 90 tuổi làm chủ. Hàng ngày, Nam đi làm nuôi vợ con, phụ bà ngoại thu tiền trọ của mấy người thuê ở dưới tầng 1.

“Vào ngày xảy ra sự việc, tôi đi chợ về gặp con, nó khóc, bảo không hầu hạ được mẹ nữa rồi. Tôi hỏi có chuyện gì thì nó nói con vừa giết vợ với con trai. Lúc đó tôi cũng không tin là thật. Sau khi nói xong với tôi, nó đi bộ lên trụ sở công an phường tự thú. Khi công an về nhà kiểm tra thì tôi mới biết đó là sự thật” – bà Nga cho biết.

"Con trai tôi đã từng nói với bố vợ để được ly hôn nhưng bên đó không cho. Cách đây 1 tháng con trai tôi đưa vợ và con nhỏ về bên này sống chung. Nó cũng tâm sự, hai vợ chồng mỗi lần cãi nhau thì vợ nó hay hét to, thấy vậy thì con trai tôi phải hạ giọng để hàng xóm khỏi nghe thấy. Trong những trận cãi vã, H đã từng tuyên bố đứa con là con của người khác khiến Nam rất uất ức” - bà Nga nhớ lại.

Bà Nguyễn Thị Hiền (mẹ ruột nạn nhân Dương Khắc H) cho biết, ngoài việc quá đau đớn vì mất con mất cháu cùng lúc thì điều khiến bà bức xúc nhất chính là cách hành xử của bên nhà chồng con gái. Theo bà, sự việc xảy ra đã được mấy ngày nhưng gia đình nhà thông gia chưa một ai đến thăm hỏi, thắp một nén hương của con dâu và người cháu đã khuất.

Bà Hiền chia sẻ, từ bé đến khi lấy chồng, H là đứa con ngoan, đến tuổi xây dựng gia đình thì chỉ có duy nhất một bạn trai là Nam, nhưng không ngờ số phận của con gái bà lại kết thúc đau đớn như vậy.

Một người bác của nạn nhân cho biết, dù đã lấy chồng được 2 năm nhưng chị H chẳng được mấy ngày hạnh phúc vì vợ chồng thường khắc khẩu với nhau. Từ khi lấy chồng, sinh con đến nay, H thường xuyên ở bên nhà bố mẹ đẻ. Cách đây một tháng, thấy Quách Văn Nam sang xin phép gia đình đưa vợ con về chung sống tại nhà bà ngoại Nam trên đường Thụy Khuê. Tưởng đâu vợ chồng có thể hòa thuận mà sống tiếp, ai ngờ…

Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Theo vị luật sư này, nếu những thông tin báo chí nêu hoàn toàn đúng sự thật thì Quách Văn Nam cấu thành tội giết người theo điểm a, b khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khi đó, bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, với hành vi giết vợ và con trai 2 tuổi thì Quách Văn Nam có thể nhận mức án cao nhất là tử hình.

Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn cho rằng trong vụ án này không chỉ người chồng đáng lên án mà cũng có một phần lỗi từ những người thân của nạn nhân và thủ phạm. Người thân trong gia đình biết chuyện hôn nhân của con cái mâu thuẫn, cuộc sống hàng ngày không hòa thuận, thậm chí việc ly hôn đã được đề cập đến, nhưng lại không có biện pháp giúp các con tháo gỡ vấn đề. Khi vợ chồng không có kỹ năng sống để hóa giải mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày, cộng thêm không có sự quan tâm, tháo gỡ từ người thân, bi kịch đau lòng tất yếu xảy ra. Đây cũng là bài học lớn cho các gia đình. Khi hôn nhân của con cái có vấn đề, người thân cần có trách nhiệm, quan tâm giúp con tháo gỡ mâu thuẫn. Việc này không chỉ giúp hôn nhân của các con hạnh phúc hơn, mà còn tránh được những nguy cơ bạo lực gia đình và những bi kịch đau lòng.

QUẾ SƠN 

Tin cùng chuyên mục

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.
“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

(PNTĐ) - Ly hôn là giải pháp cuối cùng cho một cuộc hôn nhân không còn tiếng nói chung. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng trẻ, khi mới chỉ xảy ra mâu thuẫn nhỏ nhặt, thay vì tìm cách hàn gắn  hạnh phúc, ngồi lại với nhau để tìm giải pháp thì lại vội vã chọn ly hôn...