Cả nhà đi rừng

Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hai vợ chồng chị Trịnh Ngọc Trâm (làm việc trong lĩnh vực nội thất, sống tại TP Hồ Chí Minh) cùng có sở thích du lịch trải nghiệm, đến những nơi hoang sơ để hòa mình vào thiên nhiên trong lành. Khi các con đủ lớn, anh chị đã truyền cảm hứng và hướng hai con hòa chung sở thích này với bố mẹ.

Cả nhà đi rừng - ảnh 1
Gia đình chị Trâm chinh phục rừng Bù Gia Mập.

“Nhiều kỷ niệm thú vị chúng mình đã có cùng nhau như phượt xe máy cung đường núi rừng Đà Lạt, trekking cung vách đá trắng tại Hà Giang, băng rừng Nam Cát Tiên bằng xe đạp, dựng lều cắm trại ngắm trăng khuya tại hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, chèo sub xuyên rừng ngập mặn Cần Giờ,… Chỉ cần mỗi mùa hè tới hay cứ mỗi dịp cuối tuần, chúng mình sẽ vác ba lô lên và đi, địa điểm gần xa tùy vào thời gian cho phép. Chuyện tranh thủ đồng hành cùng nhau không chỉ để gắn kết tình cảm, để nạp năng lượng, để rèn thể lực, để khám phá thiên nhiên,… mà còn là vì chúng mình biết, khoảng thời gian được đi cùng con sẽ vơi bớt đi khi chúng lớn dần. Vậy không bây giờ thì bao giờ?”- chị Trâm chia sẻ.

Trước khi các con vào năm học mới, cuối tháng 7 vừa qua, vợ chồng chị Trâm cho 2 con đến với rừng Bù Gia Mập. Không chỉ chinh phục được cung đường rừng khó nhằn, chuyến đi còn giúp các con hiểu hơn nhiệm vụ vô cùng vất vả của các anh bộ đội biên phòng, các anh kiểm lâm, các chú bộ đội hậu cần. Được ăn măng rừng, rau rừng, được nếm rượu ngon và nằm nghe đủ các âm thanh giữa rừng mùa mưa gió,.. tất cả sẽ là kỷ niệm đáng nhớ cho cả nhà.

Chị Trâm lưu ý với các gia đình có chung đam mê. Khi cho con đến những nơi như vậy, gia đình cần tìm hiểu trước rất kỹ những nơi dự định dừng chân, lên kế hoạch chi tiết những việc sẽ làm trong lịch trình, mô tả trước cho con những giới hạn, thiếu thốn về điều kiện sinh hoạt hoặc những nguy hiểm có thể xảy ra và cuối cùng là động viên tinh thần con.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Dùng dằng ly hôn vì vướng... của hồi môn

Dùng dằng ly hôn vì vướng... của hồi môn

(PNTĐ) - Nhiều cặp vợ chồng khi đến với nhau thì vui vẻ “góp của” cho hôn nhân. Nhưng, khi mâu thuẫn tới mức ly hôn, họ bắt đầu gặp rắc rối trong việc phân chia tài sản. Người yêu cầu nhận lại phần tài sản đã góp, người lại cho rằng, đó đã trở thành tài sản của chung. Những mệt mỏi khi ly hôn vì thế càng nhiều thêm.
Chồng nhà người ta

Chồng nhà người ta

(PNTĐ) - Thấy chị về tới cổng, chồng chị ở trong bếp nói vọng ra: “Vợ về rồi à, thay quần áo, nghỉ ngơi rồi ăn cơm. Hôm nay anh về sớm nên nấu cơm cả nhà ăn sớm”.
Vợ đâu phải người giúp việc

Vợ đâu phải người giúp việc

(PNTĐ) - “Vợ với con, đú đa đú đởn, suốt ngày ra công viên nhảy với nhót”... 7h sáng, Sinh vừa về đến nhà thì đã thấy chồng ngồi ngay trước cửa, “tặng” cô một tràng ca thán. Sinh ấm ức vì nếu cô ăn chơi, tiêu sài hoang phí thì đã đi một nhẽ.
Nắng về

Nắng về

(PNTĐ) - 9 rưỡi tối mới nghe thấy tiếng cửa phòng trọ của chị Hằng mở. Ngày nào cũng thế, cứ giờ đó chị mới đi làm về, mang theo hộp cơm, thường là “vét” nồi của hàng cơm bình dân đầu ngõ.
Bà và các cháu

Bà và các cháu

(PNTĐ) - Bà gọi điện thoại cho cháu nội xong thì mặt buồn rười rượi khiến ông biết ngay là “có chuyện”. Quả nhiên, ông vừa ướm lời thì bà đã thở hắt ra: “Con với cháu, nói chả được. Mình bảo nó điều hay lẽ phải chứ có xui dại nó đâu mà nó cắm ca cắm cảu”.