Khéo tay:

Cách trồng hoa hồng làm đẹp không gian ở

Nguyễn Anh Phương
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sau gần 10 năm trồng và nghiên cứu các giống hoa, vào năm 2019, tôi đã cho ra đời “Tiệm hoa mẹ bé Bum”. Với bài viết nhỏ này, tôi mong muốn có thể chia sẻ nhiều kiến thức trồng, chăm sóc hoa hồng, qua đó các gia đình có thể tự tay làm đẹp không gian ở của mình.

Cách trồng hoa hồng làm đẹp không gian ở - ảnh 1
Tác giả đang chăm sóc hoa hồng Ảnh: NVCC

Hoa hồng chia làm 2 loại: Hồng nội (các giống hồng cổ Việt Nam) và hồng ngoại (hồng được nhân giống từ cây mẹ đến từ các nước Anh, Pháp, Nhật, Đức, Bỉ…). Những năm gần đây, mọi người khá yêu thích trồng hồng ngoại vì màu sắc và form hoa đa dạng, sang trọng. 

Hồng là cây cho hoa rất đẹp, quanh năm nhưng hay gặp 1 số bệnh như rệp sáp, phấn trắng, đen thân, trĩ… Hồng cũng đòi hỏi sự kiên trì ở người chăm nếu muốn cây khỏe mà không phải sử dụng hoa chất độc hại.

Độc giả của Báo Phụ nữ Thủ đô có bài cộng tác, các món ăn ngon, các bí quyết nội trợ, trang trí nhà cửa… có thể gửi về trang Hôn nhân Gia đình Báo Phụ nữ Thủ đô theo địa chỉ email: banhngd.pntd@gmail.com

Các giống hồng phù hợp để trồng ngoài ban công, sân vườn là: Hồng bụi, hồng leo; hồng dáng tree. Tùy sở thích và không gian mà mọi người có thể trồng cả 3 loại Hhồng trên ở ban công hay sân vườn.  

Cách chăm hồng như sau:

Bước 1: Sang cây vào chậu

- Cây khi mua về, nhà vườn sẽ trồng sẵn trong bầu vải.

- Chọn chậu có kích thước to hơn bầu cây, khoảng 50x50cm. Đất trồng cây gồm: 50% đất tốt + 50% trấu hun + phân trùn quế (có nhiều cách trộn nhưng đây là 1 trong các công thức đơn giản). Những nguyên liệu này bán sẵn ở các cửa hàng hoa, cây cảnh.

+ Khi đưa hoa vào chậu, chị em hạn chế làm vỡ bầu đất cũ vì nếu vỡ có thể ảnh hưởng đến rễ và cây bị héo ngọn (nếu bị thì khắc phục bằng cách cắt tỉa ngọn và đợi cây ổn định).

+ Kê chậu lên cao để đảm bảo nước thoát ra tốt (không nên để đáy chậu sát mặt sàn).

Bước 2: Chăm sóc 

- Nơi trồng: Có nhiều ánh nắng mặt trời, thoáng.

- Mỗi sáng: Dùng vòi áp lực mạnh xịt đều lên cây để giảm bệnh cho cây.

- Tưới nước: Quan sát bề mặt đất để tưới, nếu đất vẫn ẩm thì không cần tưới.

- Bón phân: Định kỳ 1 tuần -10 ngày/lần bón phân trùn quế, phân cá, đỗ tương… (các loại phân này có sẵn ở các cửa hàng hoa, cây cảnh…).

- Phòng trị bệnh: Các gia đình có thể sử dụng chế phẩm neem oil, eco oil… Tuy nhiên, các thuốc sinh học có tác dụng chậm và cần làm đều đặn. Nếu nóng ruột và phun không đều thì gần như không có tác dụng cho cây.

- Cắt tỉa những mầm điếc, cành khô hay khi hoa tàn.

Lưu ý: Muốn trồng hoa hồng, người trồng cần dành nhiều thời gian chăm sóc cũng như quan sát biểu hiện của cây. Cũng không nên quá lo lắng vì 1 cây hồng khỏe mạnh cần trải qua quy luật tự nhiên do khí hậu, môi trường tác động. 

Vào mùa hè: Cây sẽ cho bông bé, màu nhạt, ít mầm nên cần dưỡng thân gốc nhiều hơn. Có một số giống chịu nhiệt tốt như Kate, Souer, Moncouer, Miyabi…
Mùa mát như thu, đông, xuân: Cây cho ra bông to, chuẩn màu. 

Chúc độc giả của báo Phụ nữ Thủ đô sẽ có một vườn hồng đẹp ngay trong ngôi nhà yêu thương của mình. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.