Cảm ơn vì có Tết!

Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhìn lại hành trình đón Tết vừa qua, gia đình chị Đoàn Thanh Giang (nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội) rất hạnh phúc vì họ đã có thật nhiều thời gian bên nhau. “Những tiếng cười” đầm ấm sẽ còn kéo dài cả sau Tết.

Cảm ơn vì có Tết! - ảnh 1

Chị Giang kể: “Tết đến xuân về, ai ai cũng nôn nao về bên gia đình. Nhà mình cũng vậy. Vì làm việc tự do nên vợ chồng mình xuất phát từ TP Hồ Chí Minh về quê sớm hơn dự kiến trên chiếc xe bán tải”.

Trên hành trình về quê ấy, gia đình chị có điều kiện đi qua nhiều nơi. Vợ chồng, các con cũng có điều kiện sống chậm, trò chuyện và hiểu nhau nhiều hơn. Cảm giác này khác với ngày thường khi người lớn thì bận rộn làm việc, trẻ con thì đi học. Vì vậy mà tình cảm giữa các thành viên trong gia đình chị cũng thêm gắn bó. 

“Có nhiều lựa chọn phương tiện để về quê ăn Tết cho các bé nhỏ như máy bay, tàu hỏa rất tiện, tuy nhiên nhà mình vẫn mạnh dạn đưa 3 bạn nhỏ về quê bằng xe ôtô. Và đáp lại sự can đảm này, vợ chồng mình lại có nhiều thứ: Có thời gian tận hưởng với các em bé, có nhiều trải nghiệm lần đầu tiên trong đời, có nhiều kỉ niệm đẹp cùng tuổi thơ các con”- chị Giang kể.

Sau hành trình rong chơi là đoàn viên bên gia đình đón Tết. Cả gia đình chị Giang được mọi người ở quê nhà chào đón trong sự ấm áp, quây quần. “Không gì mong hơn thế, với những đứa con xa quê cả năm như mình”- chị hạnh phúc chia sẻ.

Cảm ơn vì có Tết. Tết đi qua, sẽ giúp cho mỗi người trong chúng ta được nạp thêm năng lượng để tiếp tục nỗ lực phấn đấu cho một năm mới thành công, đủ đầy. Tết cũng giúp mỗi người biết yêu thương nhau hơn cũng như càng thêm trân trọng hai từ “gia đình”. Đó là những gì chị Giang muốn gửi gắm.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.