Cha mẹ làm gì khi con thi trượt?

Tuệ Mẫn
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cha mẹ nào cũng mong muốn con đỗ đạt. Nhưng, khi con thi trượt thì sao? Cha mẹ nên ứng xử như thế nào? Có lẽ, nhiều người sẽ buồn bã, thất vọng và trách mắng con...

Cha mẹ làm gì khi con thi trượt? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo bà Hà Thu - Phó Giám đốc Học viện Giáo dục giới tính WeGrow Việt Nam, đầu tiên, cha mẹ hãy điều hòa cảm xúc của chính mình. Cha mẹ hoàn toàn có thể buồn, bởi đó là cảm xúc dễ hiểu khi biết con đạt kết quả thi không như mong muốn. Thế nhưng thật bất công và không có lợi ích gì nếu cha mẹ xả những cảm xúc khó chịu này lên con. Phản ứng nóng nảy sẽ không giúp thay đổi điểm số mà chỉ làm tăng thêm cảm giác tiêu cực mà con bạn có thể đã trải qua khi nhìn thấy điểm số của mình. Một điều mà cha mẹ không nên làm là so sánh con mình với con của hàng xóm, họ hàng hoặc bạn bè của chính chúng. Cha mẹ hãy hiểu rằng mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng, năng khiếu và sở thích riêng, và thất bại thường là kết quả của việc thiếu sự liên kết giữa các lựa chọn.

 Điều cha mẹ nên làm là động viên, an ủi con, bởi lúc này, chính bản thân con là người tiếc nuối, buồn bã, nhụt chí nhất. Vì vậy, con rất cần một chỗ dựa đáng tin cậy là gia đình, người thân. Động viên con trẻ về mặt tinh thần, khích lệ con nhìn về tương lai với con mắt lạc quan là điều các vị phụ huynh nên làm vào lúc này. Thất bại không đáng sợ bằng việc chúng ta không động viên con kịp thời, khiến con “tuột dốc” trên đường đời. 

Thứ nữa, cha mẹ cần thảo luận cởi mở cùng con đưa ra giải pháp. Khi cả cha mẹ và con cái đều bình tĩnh lại, hãy ngồi lại cùng con, giúp con tự phân tích về nguyên nhân, rồi rút ra bài học. Cha mẹ hãy để con chia sẻ những mong muốn, sở thích và đam mê của con, để từ đó tìm những mục tiêu tiếp theo, có thể gợi mở cho con những lựa chọn mới. Chẳng hạn, con thi trượt trường THPT công lập thì có thể chọn học trường tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc cho con tham gia học nghề tùy theo năng lực, mong muốn của con. Hay khi con trượt trường đại học mong muốn, cha mẹ hãy khuyến khích con tìm trường khác tương tự hoặc nghĩ tới việc học cao đẳng, trung cấp hay học nghề. Dù học trường nào, nghề nào đi chăng nữa thì đích đến, mục tiêu quan trọng cuối cùng vẫn là cho bản thân con sau này một công việc chính đáng. Chỉ cần con có ý chí phấn đấu, cần cù, nỗ lực thì làm nghề nào cũng đáng quý, đáng trân trọng.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.
Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

(PNTĐ) - Tiếp tục gửi ý kiến thảo luận tới Diễn đàn, nhiều độc giả cho rằng, tuổi già cần nhất là những giây phút thảnh thơi, tránh xung đột không cần thiết nên việc bố mẹ càng ít cậy nhờ, dựa dẫm con thì càng tốt.
Người vun vén hạnh phúc gia đình

Người vun vén hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Suốt 20 năm qua, bà Hoàng Thanh Mai (SN 1949, tổ trưởng tổ hòa giải số 19, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) đã dốc hết lòng cho công tác hoà giải cơ sở, giúp xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển toàn diện.