Chiều chuộng hay làm “nô lệ” cho con?

Chia sẻ

PNTĐ-Rất nhiều bố mẹ đã sai lầm khi đánh đồng khái niệm “chiều chuộng” và làm “nô lệ” cho con là một. Để rồi sau đó trở thành những bậc cha mẹ thất bại trong quá trình nuôi dạy con.

 
Chiều chuộng hay làm “nô lệ” cho con? - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Một bác bảo vệ lâu năm ở chung cư kể lại câu chuyện về một người mẹ chiều nào cũng cho con xuống sân chung cư chơi. Bác đã quan sát hai mẹ con nọ trong một thời gian dài, từ khi cậu bé mới lẫm chẫm biết đi cho tới khi cậu bắt đầu đến trường học. Điều mà bác nhận thấy là mẹ cậu bé yêu chiều phục vụ con giống như một ông vua nhỏ.
 
Từ chuyện cậu bé chơi đùa, ăn uống, người mẹ ấy hầu hạ, phục vụ con đến mức giống như “nô lệ” của con mình. Rất nhiều lần bác ngạc nhiên hỏi người mẹ: “Sao cô lại biến mình trở thành “nô lệ” của con như vậy?”, “Cháu chỉ chiều chuộng con thôi mà bác, bố mẹ nào yêu con mà chẳng chiều chuộng con…”. “Đó không phải là chiều chuộng mà là làm “nô lệ” cho con. Nếu cô cứ tiếp tục như thế, nó sẽ hư đấy”. Lời cảnh báo của bác bảo vệ chưng cư đã không lọt tai người mẹ ấy, bởi cô cho rằng việc chiều chuộng con cái chẳng có gì là sai. Nhất là trong hoàn cảnh cô hiếm muộn, chỉ sinh được mỗi đứa con.
 
 Mấy năm sau, cậu bé đó lớn lên và trở thành đứa con ích kỷ, không hề biết trân trọng công sức và tình cảm bố mẹ dành cho mình. Nó mặc nhiên cho đó là nghĩa vụ bố mẹ phải làm cho mình thay vì biết ơn với điều đó. Đó là hậu quả của việc bố mẹ yêu con theo kiểu làm “nô lệ” cho con.
 
Trong cuộc sống không ít bậc bố mẹ nhầm lẫn giữa khái niệm “chiều chuộng” và khái niệm “nô lệ của con”. Chuyên gia tư vấn giáo dục gia đình nổi tiếng của Trung Quốc, Vương Hiểu Xuân chia sẻ chiều chuộng là mối quan hệ độc lập giữa con người này với con người độc lập khác và được giới hạn ở một chừng mực. Bố mẹ chiều chuộng con nhưng dựa trên sự bình đẳng với con, có sự giao lưu hai chiều giữa hai thế hệ. Bố mẹ không đánh đập, chửi mắng con nhưng tuyệt đối không cho phép con coi thường, hỗn láo trở lại.
 
Trong khi đó, bố mẹ làm “nô lệ” cho con không có quan hệ hai chiều mà chỉ có quan hệ một chiều. Theo đó, bố mẹ chiều theo con mọi thứ, trở thành công cụ phục vụ cuộc sống của con, và đứa con sẽ lợi dụng vào điều đó để thỏa mãn ham muốn hưởng thụ của mình, xem đó là quyền của mình, không có nghĩa vụ báo đáp lại. 
 
Rất nhiều bố mẹ đã sai lầm khi đánh đồng khái niệm “chiều chuộng” và làm “nô lệ” cho con là một. Để rồi sau đó trở thành những bậc cha mẹ thất bại trong quá trình nuôi dạy con. 
 
 
Nguyễn Huyền Ly

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.