Chồng ơi, vợ cũng muốn lấy "vợ"

Chia sẻ

Hôm trước vợ đi học lớp thạc sĩ, họ mời Tổng Giám đốc Sodexo, Mỹ về giảng bài. Bác ấy là nữ giới, vừa dịu dàng lại vừa mạnh mẽ, vợ ngưỡng mộ lắm. Em hỏi bác ấy là: “Bà đi làm như thế thì cân bằng sự nghiệp với cuộc sống gia đình như thế nào?”. Bác trả lời: “Thì chồng tôi hỗ trợ nên tôi có cơ hội để phát triển hơn đó”.

Em cứ nghĩ mãi về câu trả lời đó và đột nhiên nảy ra ý tưởng: “Vợ cũng cần… một người “vợ””. Nếu ngày nào em đi làm về cũng có người chờ cơm sẵn thì em sẽ rất yên tâm công tác, kiếm tiền nuôi gia đình. Chiều về chỉ việc nằm thảnh thơi xem chút tin tức, nghe chuyện thiên hạ, ăn cơm rồi xem thể thao. Sáng dậy, quần áo đã có người là lượt sẵn, cà phê ăn sáng rồi xách cặp lồng cơm nóng hổi đi làm.

Nếu em đi hội thảo đến ba ngày liền mà con ốm thì đã có "vợ" rồi nên không cần phải bỏ hết công việc chạy về chăm con nữa. Như thế thì mỗi lần ốm, vợ cũng thoải mái xin nghỉ với sếp hơn, không còn phải lo tiết kiệm ngày nghỉ phép để phòng khi gia đình có chuyện. Vợ đã có "vợ" rồi mà.

Chồng à, em cũng muốn có "vợ" để thỏa mãn những nhu cầu về thể chất và tinh thần của bản thân. Khi em ốm, "vợ" của em mang cơm tới tận miệng, mang phở tới tận răng, bảo ban con cái học hành và im lặng để em còn nghỉ ngơi. Lúc em khỏe mạnh, "vợ" của em có thể cân đối chi tiêu với đúng số tiền em đưa để chi tiêu cho con cái học hành, quan hệ nội ngoại, vừa sinh hoạt hàng ngày, vừa sửa sang nhà cửa, tiết kiệm mua nhà mà thi thoảng vẫn có thể đổi món tươi ngon hơn cho vợ nhậu. "Vợ" của em dù làm đêm làm ngày mệt mỏi, nhưng sáng hôm sau cô ấy vẫn dậy sớm làm việc nhà và đi chợ với mẹ của em mà không kêu ca một câu nào.

Chồng ơi, vợ cũng muốn lấy (Ảnh: minh họa)

Lúc nào em muốn giao du bạn bè, thì "vợ" của em sẽ không phàn nàn ý kiến. Khi em say, về nhà sẽ nằm ra sàn, mặc cô ấy đỡ em lên giường, tháo giày, bỏ áo ngoài và pha trà giải rượu cho vợ nữa. Em đi giao du cũng để kiếm thêm công việc nuôi cái gia đình này mà. Vậy nên khi em say là sẽ có nguyên do cả, cô ấy phải chịu thôi. Thi thoảng vợ cũng sẽ mang bạn bè và quan hệ đối tác về nhà nữa chứ. Lúc đó, cô ấy có thể bỏ nguyên ngày nghỉ để nấu một bữa nhậu hoành tráng. Có vậy thì vợ mới phát triển được nhiều mối quan hệ. Sau đó vợ có thể nghỉ ngơi trong khi cô ấy dọn dẹp “bãi chiến trường”.

Khi ra đường, vợ cũng muốn cô ấy xinh đẹp tươi vui để còn hãnh diện với người khác. Chồng cứ nghĩ xem nếu vợ đi gặp đối tác mà dẫn theo một "cô vợ" mặt nhầu, quần áo lôi thôi, không biết trang điểm thì họ sẽ thấy thế nào. Nếu cô ấy kiếm nhiều tiền hơn vợ, thì cô ấy cũng vẫn phải thật khéo léo nhường nhịn, vì vợ mới là người chống đỡ gia đình này.

Mà không biết chồng có nhớ không, vợ theo chồng tới thành phố này công tác đã được 12 năm rồi đấy. Chồng có nhớ lúc đó vợ phải bỏ việc lương rất cao để theo chồng tới đây gây dựng sự nghiệp đó. 12 năm rồi, vợ làm một công việc làng nhàng, cũng có thăng tiến nhưng không nhiều. Năm chồng bị mất việc, vợ còn phải buôn thêm đồ điện tử mất hai năm mới đủ tiền sinh hoạt cho gia đình mình.

Mấy năm nay chồng làm ăn khấm khá hơn, cũng không cần vợ hỗ trợ nữa. Vợ lại mới tìm được công việc tốt hơn ở miền Nam. Vậy nên vợ nghĩ đã đến lúc vợ cũng nên tìm một "cô vợ: một người hết lòng vì vợ, quán xuyến gia đình và chạy theo vợ từ Nam ra Bắc, đối nội đối ngoại tuyệt vời để vợ phát triển sự nghiệp của mình thật rực rỡ. Có một lúc nào đó khi vợ làm khá như chồng, em sẽ so trong đám phụ nữ ngoài kia xem có ai hơn "vợ" của em…

Nếu thực sự có một "cô vợ" như thế thì có ai mà không muốn có vợ. Đến vợ còn muốn nữa là chồng. Thế nên chồng à, em biết anh vất vả ngoài kia, nhưng điều đó không có nghĩa là những việc vợ làm là đương nhiên. Nếu chồng quay đầu lại nhìn thì những việc vợ làm cũng lớn lao lắm. Cứ cho rằng anh kiếm tiền về cũng bằng đấy nhưng với cách chi tiêu của anh thì cứ tự tính toán xem 3 năm trước mình có mua nổi nhà? Năm ngoái mình có mua được xe ôtô cho anh đi làm không?

Đến cuối ngày, vợ cũng cần sự tôn trọng và chia sẻ trách nhiệm từ chồng: Không chỉ việc kiếm tiền mà còn những việc chung trong gia đình nữa. Với vợ, bình đẳng không có nghĩa là vợ nhất định làm được nhiều việc to lớn hay kiếm được nhiều tiền hơn chồng.

Bình đẳng có nghĩa là chồng quan sát và ghi nhận những việc vợ làm, sau đó cũng cùng gánh vác với vợ từ việc nhỏ đến việc to. Chồng kiếm tiền có thể nhiều hơn vợ, nhưng vợ cũng chưa bao giờ ngừng lao động và đóng góp tài chính cho gia đình. Thế nhưng, trong nhà, việc quán xuyến con cái thậm chỉ sửa cửa, xây nhà thì vợ lại luôn một mình vò võ. Cứ như vậy mãi, chắc chắn vợ sẽ kiếm một người đích thực cho sướng, chứ không cần chồng đâu.

Hoàng Thu Trang (Giáo sư

đại học Nebraska Omaha, Mỹ)

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.