Chú trọng hòa giải, không để mâu thuẫn nhỏ thành mâu thuẫn lớn

Bài và ảnh: Trung Thu
Chia sẻ

(PNTĐ) -Đó là chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Ủy viên BCH TƯ Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng tư vấn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em tại buổi họp tham vấn các thành viên Hội đồng và đại diện một số Hội Phụ nữ cơ sở ngày 25/11/2022.

Chú trọng hòa giải, không để mâu thuẫn nhỏ thành mâu thuẫn lớn - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy giới thiệu nét chính về Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2026" vừa được UBND TP phê duyệt

Hội đồng tư vấn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em (Hội đồng) do Hội LHPN Hà Nội thành lập gồm thành viên là các luật sư, đại diện Tòa án Nhân dân, Cục thi hành án dân sự, Sở Tư pháp, Viện kiểm sát, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhằm hỗ trợ Hội giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em.

Đánh giá lại kết quả hoạt động năm 2022 của Hội đồng cho thấy, bộ phận Thường trực và Thư ký Hội đồng tư vấn đã tham mưu giải quyết 47 đơn thư, trong đó có 21 đơn thư về dân sự, 10 đơn thư về hôn nhân gia đình (HNGĐ), ngoài ra là các đơn về bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em và nội dung khác; đã gửi 13 công văn tới các cơ quan liên quan để kiến nghị giải quyết 12 đơn thư, vụ việc; 8 công văn chỉ đạo Hội LHPN Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất, Ba Đình, Phú Xuyên kiến nghị, phối hợp các cơ quan chức năng tham gia giải quyết 8 đơn; chỉ đạo các quận huyện Hội nắm bắt thông tin, tư vấn hỗ trợ giải quyết 22 đơn thư; tư vấn trả lời trực tiếp cho 2 đương sự, tư vấn qua điện thoại cho 1 đương sự; chỉ đạo các quận huyện xác minh thông tin từ cơ sở, hướng dẫn hỗ trợ, lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, trẻ em 9 vụ việc, tham mưu lên tiếng 2 vụ việc, gửi 3 công văn tới các cơ quan chức năng đề nghị bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và trẻ em.

Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2026" được UBND TP Hà Nội phê duyệt hướng tới mục tiêu tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của phụ nữ, gia đình và cộng đồng trong phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, xây dựng Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em.
Một số các chỉ tiêu chính của Đề án là: 100% vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em khi phát hiện được Hội lên tiếng bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng. 80% phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn mua bán người trở về địa phương khi phát hiện được các cấp Hội hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. 50% các hộ gia đình được hỗ trợ kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, xây dựng những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của gia đình Thủ đô.
80% người có hành vi gây bạo lực khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực. 80% hội viên phụ nữ, trẻ em được tập huấn các kỹ năng tự bảo vệ, phòng tránh bạo lực, xâm hại 100% cán bộ Hội các cấp, báo cáo viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên pháp luật do các cấp Hội quản lý; 100% cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan tụng, cơ quan truyền thông, tổ chức chính trị - xã hội trên toàn Thành phố tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em cho cán bộ làm công tác về lĩnh vực gia đình, trẻ em, giáo dục, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
 

Cùng với đó, bộ phận Thường trực và Thư ký Hội đồng đã tổ chức khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý tại huyện xa trung tâm thành phố, dân tộc, tôn giáo và đã tiến hành 10 cuộc trợ giúp pháp lý cho 700 phụ nữ, tư vấn trực tiếp cho 155 trường hợp về các lĩnh vực hôn nhân gia đình, thừa kế, đất dai, dân sự...

Năm 2022, Thành Hội đã tổ chức 16 buổi tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ nông thôn; phụ nữ vùng tôn giáo; nữ lao động nhập cư, hội viên, phụ nữ và học sinh; tổ chức 6 cuộc tập huấn cho cán bộ Hội, báo cáo viên, tuyên truyền viên, đại diện các mô hình về kiến thức, kỹ năng xác minh lên tiếng giải quyết các vụ việc xâm hại phụ nữ, trẻ em; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 938 “Tuyên truyền, vận động hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ"; tổ chức nhiều cuộc thi trực tuyến tuyên truyền pháp luật… 

Đặc biệt, năm 2022, Hội LHPN Hà Nội đã trình và được UBND Thành phố phê duyệt 2 đề án liên quan tới phụ nữ là “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026” và Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2026".
Tại buổi họp, các thành viên trong Hội đồng cũng đã đưa ra các ý kiến tham vấn về mặt pháp lý giải quyết một số vụ việc ghi nhận tại một số địa bàn.

Kết luận buổi họp, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội đồng đã đề nghị các Hội LHPN tại các địa bàn có vụ việc quan tâm tới công tác hòa giải, giúp tháo gỡ vướng mắc ngay tại cơ sở, không để mâu thuẫn nhỏ bùng phát thành mâu thuẫn lớn. “Hòa giải cũng là một trong những chức năng của tổ chức Hội. Vừa qua, chúng ta đã biết có những sự việc anh em tương tàn, con đổ xăng đốt nhà mẹ vì tranh giành tài sản, mâu thuẫn gia đình. Vì vậy, với các vụ việc ghi nhận được trên địa bàn, nếu chúng ta làm tốt công tác nắm bắt tư tưởng, hòa giải hai bên, đưa ra những lời khuyên thấu tình đạt lý… thì sẽ góp phần hạn chế những sự việc đau lòng tương tự xảy ra”- bà Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết. 

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Thị Thu Thủy cũng đề nghị các Hội LHPN đẩy mạnh tuyên truyền về Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2026" vừa được UBND TP Hà Nội phê duyệt. Đối với thành viên Hội đồng, bà đề nghị sẽ hỗ trợ Hội triển khai các nội dung của Đề án, đặc biệt là nội dung giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ. 

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, năm 2023, bộ phận Thường trực Hội sẽ tiếp tục chủ động tham mưu các hoạt động tiếp nhận, giải quyết đơn thư, nắm bắt và lên tiếng các vụ việc, tư vấn pháp luật; tích cực kết nối các thành viên của Hội đồng tham gia giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạm giữ bảo mẫu nghi bạo hành trẻ mới sinh

Tạm giữ bảo mẫu nghi bạo hành trẻ mới sinh

(PNTĐ) -Trước sự việc bảo mẫu nghi bạo hành trẻ 1 tháng tuổi xảy ra tại chung cư HH2C Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, sáng ngày 1/6/2023, bà Nguyễn Lệ Hằng, Chủ tịch  Hội LHPN quận Hoàng Mai cho biết: Quận Hội đã chỉ đạo Hội LHPN phường Hoàng Liệt vào cuộc nắm bắt tình hình, thăm hỏi gia đình cháu bé.
Vị thành niên “tự tin là chính mình“

Vị thành niên “tự tin là chính mình“

(PNTĐ) -Dự án “Tự tin là chính mình” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam triển khai từ tháng 8/2020 đến tháng 5/2023, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng để các em tuổi vị thành niên tự tin hơn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS). Khi triển khai, dự án đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
Đồng hành cùng xây mái ấm

Đồng hành cùng xây mái ấm

(PNTĐ) -Thời gian này, những ngày giáp hạt tranh thủ về nhà giúp vợ làm nương, phát rẫy. Tối tối, vợ và con gái ngồi thêu thùa vừa cười vừa nói, thỉnh thoảng Dếnh thấy vợ nhìn mình cười tủm. Dếnh chợt nhận ra một điều: “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc”.
Giao tiếp với con là cốt lõi trong việc giáo dục tinh thần, trí tuệ

Giao tiếp với con là cốt lõi trong việc giáo dục tinh thần, trí tuệ

(PNTĐ) - Triệu Nguyễn Tài, admin group “giáo dục con toàn diện từ sớm” đồng thời cũng là một “ông bố bỉm sữa” với nhiều bài viết giáo dục con được cộng đồng mạng yêu thích. Đời sống gia đình đã có cuộc trò chuyện với anh về kinh nghiệm trò chuyện với con cho các bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ. Đây cũng là vấn đề mà đông đảo các bậc phụ huynh cảm thấy khó khăn.