Chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc

QUỲNH AN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 12/7/2021, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết tuyên bố ngày 20/3 hàng năm là ngày Quốc tế Hạnh phúc. Đây là dịp để mỗi người cùng biểu thị mong muốn có cuộc sống hạnh phúc, nhắc nhở nhau về những giá trị tốt đẹp cũng như lan tỏa thông điệp, hành động để cùng xây dựng cộng đồng hạnh phúc

Hạnh phúc là được cho đi…

Với thông điệp “không ai bị bỏ lại khi gặp nạn” – anh Phạm Quốc Việt (SN 1987, quê ở Xuân Trường, Nam Định) đã đứng ra thành lập đội “Hỗ trợ sơ cứu PAS Angel” vào tháng 9/2019. Hoạt động chính của đội là sơ cứu vết thương cho người tai nạn giao thông, bảo vệ hiện trường và tài sản của nạn nhân, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng tìm kiếm nhân chứng, thông tin về nạn nhân và gia đình.

Mới đây, anh là một trong 10 cá nhân xuất sắc được tôn vinh, đại diện cho những tình nguyện viên tận tâm, nỗ lực lan tỏa yêu thương và đóng góp cho sự phát triển của đất nước và cộng đồng. Tháng 12/2023, anh Việt cũng vinh dự được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng thưởng Huân chương Dũng cảm vì đã có hành động cứu người, cứu tài sản trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ.

Năm 2017, anh Việt đăng ký làm lái xe ôm công nghệ. Do thường xuyên di chuyển trên đường, anh gặp không ít vụ tai nạn giao thông. Với vốn hiểu biết về sơ cấp cứu, anh đã hỗ trợ nhiều nạn nhân và đưa họ đi cấp cứu.

“Có những người bị tai nạn giao thông nặng, họ nắm chặt tay tôi mong muốn được giúp đỡ. Với tất cả những thứ nhỏ nhoi có trong tay, tôi cố gắng giúp họ vượt qua cơn nguy kịch” – anh Việt kể về công việc thiện nguyện của mình. Anh bảo, nhìn vào đôi mắt của họ, anh nhớ lại lúc mình bị tai nạn giao thông, cần người giúp đỡ đến nhường nào. Đấy chính là lý do anh quyết định bỏ hẳn công việc văn phòng để thành lập Đội Hỗ trợ sơ cứu FAS Angel vào năm 2019.

Chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc - ảnh 1
Gia đình chị Như – anh Minh

Từ khi thành lập đến nay, “thủ lĩnh” Phạm Quốc Việt luôn hướng tới việc xây dựng nhóm ngày càng lớn mạnh và chuyên nghiệp để có thể hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn kịp thời cho mọi người. Trong năm 2023, anh Việt đã mở rộng nhóm của mình đến các tỉnh Nghệ An, Hòa Bình và Sơn La. Năm 2023, nhóm đã hỗ trợ và cứu thương kịp thời cho gần 3.000 nạn nhân. Không chỉ vậy, anh và nhóm đã đồng thời mở trạm cứu hộ cung cấp dịch vụ sửa chữa xe, cứu hộ xe tai nạn cho các nạn nhân đến trạm cứu hộ sửa chữa về phương tiện bị hư hỏng sau tai nạn.

Trong năm qua, anh cũng đã thành lập nhóm Fire Angel gồm với 20 tình nguyện viên, họ đều được huấn luyện chuyên sâu về PCCC&CHCN. Đặc biệt, anh Việt đã không ngần ngại xả thân cứu 12 người trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội.

Nói về hạnh phúc, anh cũng như những thành viên trong FAS Angel, đó  chính là mỗi ngày được “thất nghiệp”, không còn những cuộc gọi cứu hộ, là khi cứu giúp được một ai đó, khi thấy họ tìm được sự sống sau tai nạn giao thông, khi nghe thông tin số vụ tai nạn giao thông giảm… Do đó, ngày nào còn sống, anh sẽ phát triển mô hình hỗ trợ sơ cứu ban đầu đến mức tối đa, không dừng ở Hà Nội mà ở những nơi khác nữa. Mong muốn của anh là thay đổi phần nào nhận thức của mọi người cho họ thấy tầm quan trọng của sơ cứu ban đầu.

“Còn sức khoẻ còn làm và còn cống hiến cho cộng đồng. Thời gian tới, tôi mong muốn có thể mở rộng mạng lưới hỗ trợ của nhóm tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước để có thể giúp đỡ kịp thời những người bị tai nạn, tránh những thương vong đáng tiếc. Bên cạnh đó, tôi cùng các thành viên trong nhóm mong muốn sẽ tổ chức các buổi chia sẻ để tuyên truyền về văn hóa giao thông, an toàn giao thông tới người dân” – anh Việt chia sẻ.

Hạnh phúc là có một gia đình để yêu thương

Khi mới lập gia đình, anh Bùi Nhật Minh ở huyện Dương Châu, tỉnh Tây Ninh cho biết, vợ chồng anh chị còn trẻ nên cũng gặp không ít khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc, tuy nhiên anh luôn cố gắng phấn đấu làm việc và làm tròn trách nhiệm của một người chồng, người cha trong gia đình. Đôi lúc trong cuộc sống có những mâu thuẫn, nhưng vợ chồng anh luôn tìm cách để tháo gỡ nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.

Với anh, hạnh phúc của anh là có một gia đình trọn vẹn yêu thương. Hiện, vợ chồng anh có con gái 2 tuổi. Anh Minh cho biết, gia đình là tế bào của xã hội, là nơi hình thành, giáo dục và nuôi dưỡng nhân cách của mỗi con người. Do đó, gia đình đầm ấm, hạnh phúc, tiến bộ sẽ là nền tảng để xã hội phát triển. Xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững là góp phần làm cho xã hội ngày càng tiến bộ.

Do đó, anh cùng vợ, chị Võ Thị Quỳnh Thư không chỉ xây dựng gia đình hạnh phúc gương mẫu, mà còn thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng và các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình…

Trong gia đình anh chị luôn có sự phân công công việc rõ ràng tùy thuộc và khả năng từng thành viên trong gia đình, chứ không chia đều công việc cho từng cá nhân nào. Gia đình có nề nếp, con cái hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh em giúp đỡ lẫn nhau. Vợ chồng thấu hiểu nhau trong công việc cũng như cuộc sống gia đình. Gia đình luôn có tình yêu thương của các thành viên sống hòa thuận, bình đẳng, kỷ cương, nền nếp và tiến bộ, từ đó, mỗi thành viên cũng cảm nhận được hạnh phúc trọn vẹn.

Chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc - ảnh 2
Anh Phạm Quốc Việt

Thấu hiểu để yêu thương

Tại diễn đàn kỷ niệm ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 do Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức, chị Nguyễn Hoa Lý, sinh năm 1994, là giáo viên phụ trách công tác đội của trường tiểu học Trần Phú (Hoàng Mai, HN) chia sẻ, gia đình chị có ba chị em, mẹ là công nhân may, bố là bộ đội nghỉ hưu. Dù cuộc sống vật chất không dư dả, nhưng chị Lý luôn cảm nhận được những tình cảm mà bố mẹ dành cho nhau và các con.

Bố chị Lý về hưu, nhận làm thêm công việc bảo vệ cho một công ty tư nhân, lương thấp, nhưng ông vẫn say mê với công việc. Bố mẹ chị luôn tôn trọng sở thích của các con, ủng hộ các con trong việc lựa chọn nghề nghiệp, kết hôn... Bây giờ, các chị đều đã có gia đình riêng nhưng cuối tuần đều sum vầy bên mâm cơm chung của đại gia đình. Mỗi thành viên trong đại gia đình chị Lý lúc nào cũng thấy hạnh phúc trong gia đình, cuộc sống. Phương châm để gia đình chị Lý luôn có được điều đó chính là "Sự thấu hiểu để yêu thương và cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của mỗi thành viên trong gia đình".

Tiến sĩ Vũ Việt Anh, chuyên gia tâm lý, người sáng lập Học viện Thành Công cho rằng: Cuộc sống hiện nay có nhiều yếu tố đe dọa hạnh phúc của mỗi người như trong gia đình, các thành viên không có thời gian dành cho nhau, giao tiếp mạng xã hội khiến cho mối quan hệ giữa người với người ngày càng lỏng lẻo, bữa cơm truyền thống dần bị mai một khiến cho sự kết nối gia đình thiếu sự bền chặt; công việc gặp khó khăn, ước mơ chưa thực hiện được, tác động của các tệ nạn xã hội, bệnh dịch, tai nạn giao thông, bắt cóc tống tiền… Do đó, rất cần sự sẻ chia, thấu hiểu và yêu thương từ mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Người đối diện cảm nhận được yêu thương, thì sẽ có hạnh phúc.

“Hạnh phúc là cảm nhận và sự hài lòng của mỗi người, bắt nguồn từ suy nghĩ và thái độ ứng xử của chúng ta trước sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Do đó, chúng ta hãy nhìn nhận tích cực, suy nghĩ lạc quan, hướng đến những điều tốt đẹp để cuộc sống hạnh phúc hơn. Sau đó, bằng tình yêu thương và sự chia sẻ với người khác để truyền năng lượng hạnh phúc ấy đến người khác. Nếu mỗi cá nhân hạnh phúc thì gia đình sẽ được hạnh phúc và xã hội cũng sẽ văn minh hơn”- tiến sĩ Việt Anh nói.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.