"Chuyện ấy": Đừng để hành nhau

Chia sẻ

"Chuyện ấy" là món quà yêu thương của vợ chồng dành cho nhau. Nhưng trong cuộc sống hôn nhân, có không ít cặp vợ chồng lâm vào cảnh hành nhau vì "chuyện ấy".

 Bạo hành tình dục bao gồm tất cả những hành vi, lời nói, cử chỉ, hành động liên quan đến “chuyện ấy” của người này đối với người khác, khiến họ phải đau khổ về tâm hồn, đau đớn về thể xác, bức xúc về tình dục. Đó có thể là những lời nói chê bai, xỉ nhục, làm mất danh dự. Đó cũng là hành vi cấm vận hay đòi hỏi quá mức, cưỡng bức trong “chuyện ấy”. Tình trạng này đang khiến "chuyện ấy" của nhiều cặp vợ chồng thay vì là yêu thương thì trở thành hành nhau.

Hãy để "chuyện ấy" luôn là món quà tình yêu mà vợ chồng dành cho nhauHãy để "chuyện ấy" luôn là món quà tình yêu mà vợ chồng dành cho nhau (Ảnh: minh họa)

 Như chúng ta đã nói với nhau rằng “chuyện ấy” là vấn đề của văn hoá. Mục đích cao nhất của nó là mang lại cảm xúc yêu thương, dễ chịu cho cả hai vợ chồng, tạo ra sự gắn bó mật thiết hơn giữa hai người.

Như vậy chuyện ấy phải là chuyện hoà hợp, chấp nhận vui vẻ chứ không thể là chuyện bạo hành được. Vậy mà không ít người đã là thủ phạm hay nạn nhân của thói bạo lực này.

 Một người đàn ông có vợ “đem lòng yêu mến người khác”. Anh ta suy luận rằng chắc vợ anh ta đòi hỏi cao về “chuyện ấy”, mà anh thì không làm chị ấy thoả mãn, nên phải đi “cải thiện ở ngoài”. Thế là anh ta ra sức bồi dưỡng sức khoẻ, không làm bất cứ việc gì nữa, chỉ ở nhà chờ vợ đi làm về là “đòi hỏi”. Anh cho rằng nếu làm cho vợ được “no xôi chán chè” thì sẽ không còn “tơ tưởng” đến ai nữa.

Anh đâu có biết rằng mỗi lần anh đòi hỏi, vợ anh lại nén lòng “chịu trận”, chứ không thấy thích thú gì. Cứ mỗi lần anh càng lao vào hùng hục chuyện ấy, người vợ lại càng khát khao những cử chỉ lãng mạn, càng mơ tưởng đến người khác hơn.

Sau một thời gian cố sức, anh vẫn thấy vợ không “mặn mà” với mình, anh gọi điện lên hỏi tư vấn rằng: “Phụ nữ cần bao nhiêu là đủ, tôi cố đến như vậy còn chưa thoả mãn hay sao?”. Thật đáng giận và cũng đáng thương cho người chồng như thế!

Lại có người vợ, cứ giận dỗi hay bực tức gì với chồng là “cấm vận chuyện ấy”. Một cô bạn đã khuyên rằng không nên như vậy thì chị vợ đã nói: “Tao cứ cấm tiệt cho lão chết. Ai bảo không ngoan ngoãn nghe lời tao!”.

Hoá ra chị cho rằng “chuyện ấy” giống như kẹo ngon, dùng để “nhử trẻ con” khi chúng ngoan ngoãn, nghe lời. Ai dám chắc rằng “già néo không đứt dây”, sẽ có lúc nào đó anh chồng vì bức xúc mà phải “đi ngang về tắt”? Không chỉ thô bạo, đòi hỏi quá mức mới là bạo hành, mà việc cấm vận chuyện ấy cũng là hành vi bạo lực.

Đã có những người chồng bô bô kể rằng người vợ cũ của mình giỏi dang trong “chuyện ấy” thế nào, khiến cô vợ mới “bầm gan tím ruột”. Có người vợ đã thật thà quá mà chê chồng vụng về, yếu đuối, thế là vô tình chị đã chạm vào “nỗi đau đàn ông” của chồng, khiến anh càng ngày càng trở nên “trì trệ” hơn.

Ban ngày cuộc sống vất vả, lo toan, buộc người ta phải tạm quên đi những nỗi buồn của mình. Nhưng đêm đêm những nhà tư vấn tâm lý, tình cảm phải nghe không biết bao nhiêu chuyện không vui xung quanh vấn đề rất quan trọng nhưng vô cùng tinh tế này. Mong rằng mọi người hãy biết đánh giá đúng mức “chuyện ấy”, song phải nhớ rằng “chuyện ấy” chỉ đẹp khi nó là sự thăng hoa của tình yêu, tình chồng vợ. Nó không chấp nhận sự thô bạo, suồng sã, thiếu văn hoá.

                                                                                                                      THU THẢO

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.