Con, cháu ngược đãi ông bà, bố mẹ có thể bị phạt đến 40 triệu đồng

Chia sẻ

Chính phủ ban hành Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

Theo đó, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi:

Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc thực hiện các hình thức đối xử tồi tệ khác với người cao tuổi.Hành vi bất hiếu có thể bị phạt từ 20 đến 40 triệu đồngHành vi bất hiếu có thể bị phạt từ 20 đến 40 triệu đồng (ảnh minh họa)
 
Như vậy, đối với các vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người cao tuổi thì cá nhân bị phạt đến 20 triệu đồng; tổ chức bị phạt đến 40 triệu đồng.
 
(Trước đây, theo Nghị định 144/2013/NĐ-CP đối với các vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người cao tuổi thì cá nhân bị phạt đến 10 triệu đồng; tổ chức bị phạt đến 20 triệu đồng).

Nghị định 130/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013.

L.S TRƯƠNG ANH TÚ

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.