Con gây thiệt hại, cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường

Chia sẻ

Con trai tôi năm nay 10 tuổi và rất hay "nghịch dại". Dù chúng tôi đã nhiều lần răn dạy con nhưng vẫn không làm cho cháu bớt đi những lần "nghịch dại" ấy. Mới đây, hàng xóm có khách đến chơi đỗ xe ô tô nhờ trước vỉa hè nhà tôi. Con tôi chơi gần đấy đã có hành vi dùng mảnh kính vỡ vẽ lên thân xe ô tô của người khách đó. Hậu quả là hai bên thân xe đã bị con trai tôi cào xước chằng chịt. Chủ xe yêu cầu vợ chồng tôi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho họ.

Tôi nghĩ trẻ con làm thì người lớn không có tội nên chỉ dùng lời xin lỗi "hộ con". Tuy nhiên, chủ xe không chấp nhận và bảo con gây thiệt hại thì cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường. Điều này đã được pháp luật quy định, nếu chúng tôi không thực hiện, họ sẽ đưa đơn kiện. Xin hỏi Quý báo, điều này có đúng không? Nếu đúng thì chúng tôi phải mức bồi thường như thế nào mới… đúng luật?
                                                                  Nguyễn Danh Dũng (Tây Hồ, Hà Nội)

Pháp luật có quy định về trường hợp gây thiêt hại tài sản của người khác thì phải bồi thường. Cụ thể, Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: (1) Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. (2) Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng, hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Luật có quy định khác. (3) Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cá nhân, theo khoản 2, Điều 586 Bộ luật Hình sự, người chưa đủ 15 gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Như vậy trong trường hợp này, con trai bạn chưa đủ 15 tuổi thì chưa đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định. Do đó, là cha mẹ, bạn phải thực hiện bồi thường thay con dựa trên những thỏa thuận với chủ tài sản. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại.

Về mức bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2015: Theo đó, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; Thiệt hại khác do Luật quy định.

Trường hợp cháu gây trầy xước bên ngoài ô tô, bạn phải có trách nhiệm bồi thường chi phí cho việc sửa chữa những vết trầy xước đó trên cơ sở hai bên tự thỏa thuận, hoặc dựa theo chi phí sửa chữa thực tế sau khi hoàn thành việc sửa chữa.

Báo Phụ nữ Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.
“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

(PNTĐ) - Ly hôn là giải pháp cuối cùng cho một cuộc hôn nhân không còn tiếng nói chung. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng trẻ, khi mới chỉ xảy ra mâu thuẫn nhỏ nhặt, thay vì tìm cách hàn gắn  hạnh phúc, ngồi lại với nhau để tìm giải pháp thì lại vội vã chọn ly hôn...