Dâu mới là... người thứ ba

Chia sẻ

Về làm dâu với quá khứ là người thứ ba, không ít phụ nữ đã phải chịu nhiều cay đắng trong gia đình chồng, đặc biệt đối với mẹ chồng - người vốn nặng lòng với dâu cũ hiếu thảo trước đó.

Dâu mới là... người thứ ba - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

1. Hôm nay, con dâu của bà Hân (HM, Hà Nội) sinh con nhưng bà không bận lòng mấy, bởi bà không muốn đến "phục vụ" cô con dâu vốn chẳng được ưa từ khi trở thành vợ con trai bà.

Con dâu bà Hân, nói đúng ra là con dâu mới, bởi trước đó, con trai bà đã kết hôn, và bà cũng từng có một cô con dâu ngoan hiền. Chỉ vì con dâu mới chen chân vào làm người thứ ba nên con dâu cũ phải ra đi. Bà tiếc con dâu cũ hiếu thảo đến mức không thể tha thứ và chấp nhận cô con dâu mới này. Con dâu cũ cũng yêu thương mẹ chồng thật lòng nên hứa dù ly hôn nhưng vẫn hiếu thảo với bố mẹ chồng cũ như xưa. Vì đứa con còn ở với nhà nội ấy nên con dâu cũ vẫn giữ mối liên hệ rất mật thiết với bố mẹ chồng cũ, đặc biệt là với bà. Những ngày lễ Tết, cô vẫn về thăm hỏi, biếu tặng bố mẹ chồng quà cáp rất chu đáo. Mỗi khi họ ốm đau, cô thăm nom ân cần. Tình cảm ấy đã khiến bà lưu luyến mãi với dâu cũ và nhất định không chịu bao dung với dâu mới.

Huệ, con dâu mới của bà không ít lần gọi đến văn phòng tư vấn tâm sự về những bức xúc với mẹ chồng. Dù cô cố gắng thế nào cũng chẳng phá tan ác cảm của bà về cô. Cũng chính vì sự ác cảm đó, vợ chồng cô đã phải dọn ra ngoài sống riêng ngay sau khi cưới.

Cô bảo lỗi lầm trong quá khứ là do cô sai một phần, con trai bà sai một phần. Khi mọi chuyện đã rồi, cô mong muốn sửa chữa lỗi lầm bằng cách cố gắng làm con dâu tốt của bà. Nhưng bà không những không cho cô cơ hội làm con dâu tốt, mà còn ngăn cản cô làm một người mẹ kế tốt. Cô làm gì cho con riêng của chồng cũng bị bà soi xét, chỉ trích nếu sơ sẩy khiến thằng bé không hài lòng, hay chịu ấm ức gì đó. Việc dạy dỗ con riêng của chồng sống cùng một nhà rất khó khăn đối với cô. Thậm chí, nó còn trở thành nguyên nhân khiến vợ chồng cô bất hòa liên tục.

2. Nhung - con dâu mới của bà Hiền (TX, Hà Nội) cũng rơi vào tình cảnh bị nhà chồng ghét bỏ chỉ vì trước đó cô làm người thứ ba chen chân vào hạnh phúc của vợ chồng con trai bà. Nhung kể, cô không biết mình là người thứ ba của một cuộc hôn nhân đang tồn tại. Bởi lúc hai người quen biết rồi yêu nhau, anh che giấu việc mình đã có gia đình. Sự thật chỉ được phơi bày khi vợ anh tìm xuống Hải Phòng đánh ghen. Bấy giờ, cô mới ngỡ ngàng khi mình biến thành thứ ba phá hoại hạnh phúc của người khác.

Cô đã dừng lại mối quan hệ bất chính với anh, nhưng mối quan hệ vợ chồng của anh thì không hàn gắn trở lại được. Vợ anh đơn phương ly hôn, mang theo đứa con trai – vốn dĩ là đứa cháu đích tôn của gia đình chồng. Đứa cháu ấy đã được bà Hiền hết mực yêu thương từ lúc sinh ra. Đây là lý do khiến bà không chấp nhận cô là con dâu mới khi anh và cô về chung sống với nhau sau này.

Mấy năm trôi qua, cô vẫn là “cái gai” trong mắt mẹ chồng. Nhất là việc cô chỉ sinh cháu gái cho bà thay vì sinh cháu trai. Cứ mỗi lần mẹ chồng-nàng dâu có vấn đề là bà lại mang chuyện cô làm người thứ ba, phá vỡ hạnh phúc của người khác, khiến cháu đích tôn của bà phải sống xa dòng tộc ra đay nghiến. Đứa cháu gái vô tội cũng không được bà nội yêu thương chỉ vì lỗi lầm của mẹ nó. Không ít lần, cô đau lòng khi mẹ chồng vì ác cảm với dâu mới mà làm tổn thương cháu.

Làm người thứ ba là không đúng, đáng lên án, nhưng với những người phụ nữ sau những sai lầm đó đang cố gắng sửa chữa lỗi lầm thì gia đình nên có sự bao dung. Nhất là bên cạnh họ còn có những đứa trẻ vô tội, không đáng phải nhận tổn thương từ sự sai lầm của người lớn, nhất là từ mẹ chồng.

THU VÂN

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.