“Dâu Tây”

Tâm Giao
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tôi có một cô “dâu ta” 100%, nhưng tôi lại thấy con chẳng khác gì “dâu Tây”. Đó là bởi con rất lười làm việc nhà. Hàng ngày, “dâu Tây” nhà tôi đi làm từ sáng tới chiều tối, về tới nhà cũng chỉ còn mấy việc lặt vặt như dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, nếu tôi nấu cơm cho rồi thì chỉ việc rửa bát.

Tôi có một cô “dâu ta” 100%, nhưng tôi lại thấy con chẳng khác gì “dâu Tây”. Đó là bởi con rất lười làm việc nhà. Hàng ngày, “dâu Tây” nhà tôi đi làm từ sáng tới chiều tối, về tới nhà cũng chỉ còn mấy việc lặt vặt như dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, nếu tôi nấu cơm cho rồi thì chỉ việc rửa bát. Ấy vậy mà “dâu Tây” vẫn hay kêu mệt, và làm một việc thì lại… gọi chồng ra đỡ một việc. Tuần ba buổi tối, chồng đi đánh tennis thì “dâu Tây” nhà tôi cũng đi… múa bụng chứ không kém phần. Tuy bên ngoài, con dâu vẫn xởi lởi, một thưa hai dạ mẹ chồng, nhưng nhìn cách làm biếng, ham chơi của con mà tôi ngán ngẩm…

Làm thế nào để chúng tôi có thể “cải tạo” lại được nàng “dâu Tây” này trở thành con dâu hoàn hảo?

Lê Thị Đông (Hà Đông, Hà Nội)

Chào bác Đông. Lá thư bác viết gửi về văn phòng Tâm Giao cho thấy, bác đang khá thất vọng về con dâu của mình. Nhưng, từ một khía cạnh khác, Tâm Giao lại thấy con dâu của bác không quá “đáng lo”, “đáng trách” như bác đang nghĩ.  
Trước hết, Tâm Giao thấy bác nhận xét, con là “dâu ta” mà chẳng khác gì “dâu Tây”. Ở đây, hình như bác đang có định kiến “dâu Tây” bao gồm những cô con dâu “đoảng vị”, không biết chăm sóc gia đình, ham chơi… Còn “dâu ta” thì phải “công dung ngôn hạnh”, hy sinh cho gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều cô “dâu Tây” không chỉ giỏi việc xã hội mà cũng khéo léo chăm lo gia đình, đảm đang, chiều chồng, thương con. Khái niệm “dâu ta” tốt hơn “dâu Tây” chỉ là do cách nghĩ phiến diện của cá nhân mà thôi. 

Trở lại với chuyện của bác, lý do chính khiến bác chưa hài lòng với con dâu là do cô ấy chưa chăm chỉ làm việc nhà và hay nhờ chồng chia sẻ công việc với mình. Thưa bác, hiện nay, với sự tiến bộ của xã hội, không nên cho rằng bổn phận của người phụ nữ là phải gắn liền với căn bếp. Con dâu của bác hàng ngày cũng đi làm, chia sẻ gánh nặng kinh tế với chồng, vậy tại sao khi về nhà, các công việc nội trợ lại chỉ thuộc về cô ấy. Tâm Giao thấy mừng là con trai bác đã sẵn sàng cùng vợ làm việc nhà, cho thấy con trai bác cũng đang góp phần thực hiện bình đẳng giới. 

Theo Tâm Giao, người phụ nữ cũng như nam giới, đều có quyền được nghỉ ngơi, làm điều mình thích. Việc con dâu bác đi múa bụng vào buổi tối cũng là một cách để cô ấy sống cho bản thân, tập luyện giữ gìn sức khỏe. Khi người vợ, người mẹ trong nhà khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần thì cô ấy mới có thể lo cho gia đình của mình. Sẽ thật không công bằng nếu việc người chồng ra ngoài đánh tennis là bình thường, còn người vợ đi tập múa bụng lại bị phê phán.

Như bác đã nói, con dâu bác biết ứng xử, lễ phép với mẹ chồng. Ở đây, chỉ là do cách sống của con dâu bác có nhiều khác biệt với quan niệm của bác. Để cải thiện tình cảm với con dâu, Tâm Giao mong bác hãy cởi mở lòng mình, thấu hiểu và thông cảm với con dâu nhiều hơn. Bác vẫn có thể nhắc để cô ấy đừng ỷ lại, bỏ bê việc nhà vì tổ ấm gia đình vẫn cần bàn tay vun vén của người phụ nữ. 

Tâm Giao tin, khi xóa bỏ định kiến, bác sẽ thấy vui bên cô  con dâu của mình, dù cô ấy có là “dâu ta” hay “dâu Tây”.  

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.