Điều chỉnh Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi sau 11 năm thực hiện

Chia sẻ

Ngày 1/11/2021, Vụ Giáo dục Mầm Non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức “Tọa đàm về kết quả khảo sát và đề xuất điều chỉnh Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi”, với sự tham gia của 125 chuyên gia đến từ Vụ Giáo dục Mầm non, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo và trường đại học từ 15 tỉnh, thành phố, và các tổ chức quốc tế.

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Việt Nam được xây dựng vào năm 2010, là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu chăm sóc, giáo dục phù hợp, nhằm mục đích xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển, cũng như xây dựng chương trình và tài liệu tuyên truyền cho cha mẹ và cộng đồng về việc chăm sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi.

Quang cảnh buổi tọa đàmQuang cảnh buổi tọa đàm

Trong 11 năm qua, Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi là bộ công cụ khẳng định chất lượng đầu ra của giáo dục mầm non, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng của giáo dục mầm non.

Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ chuẩn cũng là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi. Cha mẹ trẻ đánh giá cao vai trò của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong sự hỗ trợ chăm sóc, giáo dục con tại gia đình. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội của đất nước thì phát triển của trẻ em nói chung, trẻ em 5 tuổi nói riêng có những thay đổi đáng kể, từ đó làm cho một số chỉ số trong Bộ chuẩn có thể trở nên không còn phù hợp với khả năng của trẻ.

Tại buổi toạ đàm, các đại biểu đã được chia thành 5 nhóm thảo luận theo 5 lĩnh vực thuộc hướng nghiên cứu, xây dựng Bộ chuẩn: Phát triển vận động và sức khỏe thể chất; Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; Phát triển tình cảm và xã hội; Phát triển nhận thức và kiến thức tổng quát; và Tiếp cận đến việc học. Kết thúc phiên thảo luận, tọa đàm đã đưa ra các khuyến nghị cho việc cập nhật, điều chỉnh, và thống nhất cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi dựa trên quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”.

Bà Lê Thị Thanh Hương, Trưởng đại diện của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, cho biết: “Tổ chức Cứu trợ Trẻ em luôn có những ưu tiên và nhiều nỗ lực hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nói chung, kế hoạch phát triển giáo dục Mầm non nói riêng, thúc đẩy sự phát triển giáo dục Việt Nam theo mục tiêu 4.2 (bình đẳng tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng) trong mục tiêu phát triển bền vững mà Liên hiệp quốc đã đề ra. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước trong hơn 10 năm qua, sự phát triển của trẻ em có rất nhiều thay đổi. Vì vậy, việc rà soát lại Bộ chuẩn Phát triển trẻ em 5 tuổi được ban hành năm 2010 là một việc cần thiết, góp phần chuẩn bị cho việc xây dụng chương trình giáo dục Mầm non mới.”

Để việc điều chỉnh nội dung Bộ chuẩn phù hợp với mong muốn của quốc gia về những gì trẻ năm tuổi nên biết và có thể làm, cần tiến hành xác định các giá trị mong đợi của trẻ, có thể bổ sung các chỉ số về khả năng thích ứng, sự sáng tạo, tổ chức thực hiện công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, tính tự tin và tự trọng; xây dựng yêu cầu cần đạt chuẩn PTTE mang tính hệ thống, liên thông cho tất cả các độ tuổi mầm non và bộ công cụ hướng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục năm 2020.

HẢI CHI

 

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.