Đồng hành cùng con trong mùa thi

Bài và ảnh: TUỆ MẪN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian này, nhiều học sinh Thủ đô cũng như cả nước đang chuẩn bị ôn luyện nước rút cho kỳ thi chuyển cấp và kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Những áp lực thi cử, áp lực từ gia đình, từ chính bản thân khiến nhiều em rơi vào trạng thái căng thẳng.

Đồng hành cùng con trong mùa thi - ảnh 1
Cha mẹ cần quan tâm đến tinh thần và sức khỏe giúp con “vượt vũ môn”. Ảnh minh họa

 Để giảm những áp lực này trước thềm “vượt vũ môn”, TS Tô Nhi A, chuyên gia tâm lý cho rằng, tâm lý căng thẳng, áp lực trước một kỳ thi quan trọng là một hiện tượng hết sức bình thường. 

Các thí sinh hãy đón nhận điều này một cách đơn giản và đừng cảm thấy quá lo âu hay có những suy nghĩ tiêu cực về điểm số. Cha mẹ chính là người bạn đồng hành, sát cánh cùng con trong mỗi giai đoạn quan trọng của cuộc đời. Tuy nhiên, cách quan tâm của nhiều cha mẹ lại vô tình làm tăng thêm áp lực cho con em mình.

TS. Tô Nhi A cho rằng, cha mẹ đừng so sánh con mình với bất kỳ ai.  Các bậc cha mẹ cần quan sát lịch học của con để nhắc nhở, đồng hành và tạo không gian học tập lý tưởng để con thoải mái ôn tập, dễ dàng tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, tạo cho con một tâm trạng thoải mái, thả lỏng tâm lý là việc vô cùng cần thiết thời gian này.

Để hiểu năng lực, hướng đi và mục tiêu phát triển tương lai của các con, cha mẹ nên dành thời gian để tâm sự, chia sẻ và lắng nghe các con nhiều hơn. Khi đã hiểu, thay vì so sánh thì hãy đề cao, động viên và ủng hộ mọi quyết định của các bạn. Hơn thế nữa, cha mẹ cũng nên đón nhận mọi kết quả cùng con dù điểm thi có không như mong muốn và cùng con tìm ra giải pháp cho con đường tương lai. 

Bên cạnh việc quan tâm đến tinh thần của con, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp cho sĩ tử trong mùa thi cử cũng cần được cha mẹ chú trọng. Để con được cung cấp đủ năng lượng, cha mẹ chú ý trong các bữa ăn cần đảm bảo có 4 nhóm thực phẩm bao gồm: Tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, ngô), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...), chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả...). Đồng thời, mỗi ngày, con nên uống đủ 2 lít nước, ăn thêm những loại rau củ, hoa quả nhiều nước như: Cam, dưa hấu, dưa chuột… sẽ giúp con tỉnh táo hơn, tiếp thu bài học tốt hơn.

Cùng với đó, các sĩ tử cần được ngủ đủ giấc để tỉnh táo tăng hiệu quả học tập. Các em nên ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày; trưa nên nghỉ ngơi 20-30 phút; buổi tối nên học bài sớm và cố gắng ngủ trước lúc 23 giờ. Sau đó sáng dậy sớm để học bài sẽ tốt hơn là cố gắng thức quá khuya để học sẽ gây mệt mỏi cho cả ngày hôm sau. Cha mẹ cũng chú ý nhắc nhở con dành thời gian tập luyện thể dục, thể thao nhằm cân bằng giữa hoạt động trí não và thể lực. Đồng thời, khi ngồi học từ 30-60 phút, con nên có những khoảng thư giãn nhỏ từ 5-10 phút để đầu óc được thư giãn, tránh để cơ thể quá căng thẳng. Cha mẹ có thể tận dụng thời gian nghỉ này để cùng con, nhắc con vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi lại, đồng thời hít thở sâu để giúp não nghỉ ngơi.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

(PNTĐ) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình vừa mang tính ổn định, bền vững, nhưng cũng mang tính linh hoạt, vận động để thích ứng với sự đổi thay của xã hội. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự thay đổi rõ rệt của các hình thái gia đình.
“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

(PNTĐ) - Những ngày này, chuyện kiều nữ làng hài Nam Thư bị công kích, lập nhóm anti* chỉ trích trên mạng xã hội khi vướng tin đồn “giật chồng” gây xôn xao dư luận. Trong showbiz Việt, nhiều người đã bị “tẩy chay” khi công khai hoặc bị phát hiện làm người thứ ba.
Già cậy... người dưng

Già cậy... người dưng

(PNTĐ) - Nhà có đứa con trai thành đạt, cuộc sống phương trưởng, cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của bà được an nhàn hưởng phước. Theo quy luật thì “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng với bà “già lại phải cậy người dưng”…
Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

(PNTĐ) - Từng đổ vỡ một lần và bước vào cuộc hôn nhân mới, chị Nguyễn Kiều Hoa (33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) được cả nhà chồng yêu thương. Khi chị vào phòng mổ sinh em bé, nội ngoại ở ngoài háo hức chờ mong và vỡ òa hạnh phúc chào đón “mẹ tròn con vuông”.
Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

(PNTĐ) - Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế của cả nước, các giá trị văn hóa của Hà Nội, trong đó có giá trị gia đình đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Song, trong “cơn lốc” kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Thủ đô đang đứng trước vô vàn thách thức. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là lời giải cho loạt bài “Phát huy giá trị gia đình Thủ đô: Từ truyền thống tới hiện đại”.