Giúp trẻ đối diện với nỗi đau khi người thân qua đời

Chia sẻ

Việc người thân qua đời khiến người lớn cảm thấy đau buồn và rối bời; đối với trẻ em trải nghiệm điều này lần đầu, trẻ cũng bị bối rối và đau buồn. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để hỗ trợ trẻ và những điều có thể xảy ra khi trẻ buồn.

Mất mát và nỗi đau là gì?

Mất mát và nỗi đau có tác động đáng kể đối với con người về mặt tâm lý. Mất mát thường được gắn với những thứ có thể lấy lại được. Trong khi đó, nỗi đau có thể liên quan tới những điều mang tính vĩnh viễn, như ly dị hay người bạn hoặc thành viên trong gia đình qua đời. Điều khiến việc vượt qua nỗi đau khi người thân qua đời khó đến vậy là do quá trình nhận thức và chấp nhận rằng người đó sẽ không trở lại.

Trẻ em thể hiện nỗi đau như thế nào?

Phản ứng của trẻ khi người thân qua đời tùy thuộc vào độ tuổi và trải nghiệm cuộc sống trước đó của trẻ. Mỗi trẻ lại có phản ứng khác nhau, dưới đây là ví dụ về những phản ứng của trẻ ở các độ tuổi và khả năng nhận thức khác nhau.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường không hiểu rằng cái chết là vĩnh viễn và có thể hỏi liệu người mới qua đời có trở về hay không. Trẻ có thể có các hành vi khác như níu lấy người chăm sóc hoặc thể hiện hành vi rút lui, né tránh như tè dầm. Những hành vi này rất phổ biến và sẽ dừng sau một khoảng thời gian nhất định.

Giúp trẻ đối diện với nỗi đau khi người thân qua đời - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Nhi đồng trong độ tuổi từ 6 tới 11 bắt đầu hiểu rằng cái chết là mãi mãi (một số trẻ 6 tuổi có thể vẫn gặp khó khăn trong việc hiểu khái niệm này) và có thể lo lắng rằng những người thân trong gia đình và bạn bè sẽ qua đời. Trẻ có thể bắt đầu đặt ra thêm nhiều câu hỏi và muốn hiểu xem chuyện gì đã xảy ra. Trẻ có thể thể hiện nỗi đau buồn bằng sự tức giận và cảm thấy đau nhức về thể chất.

Thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên hiểu rằng cái chết là điều không thể thay đổi và xảy ra với tất cả mọi người, bao gồm chính các em. Các em thường muốn tìm hiểu lý do của sự việc. Phản ứng của các em đa dạng và có thể bao gồm thờ ơ, tức giận, buồn bã tột độ và kém tập trung.

Hãy nhớ rằng, không cách đau buồn“đúng” , và các cảm xúc hoặc hành vi khác nhau sẽ xuất hiện không theo giai đoạn cụ thể, cố định. Phản ứng của trẻ rất khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, khả năng nhận thức, mối quan hệ của trẻ với người mới mất, cách các thành viên khác trong gia đình phản ứng, cũng như văn hóa và xã hội nơi trẻ sinh sống.

Báo tin buồn cho trẻ như thế nào khi người thân qua đời?

Điều quan trọng nhất là không che giấu và trì hoãn việc nói sự thật với trẻ. Muốn bảo vệ trẻ là hành vi tự nhiên, nhưng điều tốt nhất là hãy thành thực. Nói với trẻ về điều đã xảy ra cũng sẽ khiến trẻ tin tưởng bạn hơn và giúp trẻ đối mặt tốt hơn khi người thân qua đời.

Hãy tìm một nơi an toàn và yên tĩnh để nói chuyện với trẻ và nghĩ kĩ về những điều bạn sẽ nói. Nói trẻ ngồi cạnh với bạn. Nếu là trẻ nhỏ và trẻ có vật yêu thích, đồ chơi, hay vật khiến trẻ cảm thấy thoải mái và thích mang theo, hãy để trẻ cầm vật đó. Hãy nói chậm và ngắt nghỉ thường xuyên để trẻ có thời gian hiểu và bạn cũng có thời gian để kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Hãy đồng cảm và thành thật với trẻ ở mọi độ tuổi, đảm bảo rằng bạn nói rõ ràng với trẻ nhỏ và không dùng uyển ngữ. Sử dụng từ ngữ như “chúng ta ‘mất’ ai đó” sẽ làm trẻ nhỏ bối rối hơn vì trẻ không hiểu điều đó nghĩa là gì.

 Nhà tâm lý học, Tiến sĩ Lisa Damour đưa ra lời khuyên như sau: “Người lớn nên sử dụng giọng nói ấm áp và dịu dàng: ‘Bố/mẹ có tin rất buồn. Ông của con đã qua đời. Điều đó có nghĩa là cơ thể ông dừng hoạt động và chúng ta sẽ không thể gặp lại ông được nữa.’ Việc sử dụng ngôn từ trực tiếp như vậy có thể khó khăn đối với bậc cha mẹ, nhưng nói thật và rõ ràng là điều quan trọng.”

Giúp trẻ đối diện với nỗi đau khi người thân qua đời - ảnh 2 (Ảnh: minh họa)

Bạn sẽ cần cho trẻ thời gian để tiếp thu thông tin. Trẻ nhỏ có thể phản ứng bằng cách tỏ ra là không nghe. Hãy kiên nhẫn và đợi trẻ chú ý. Đồng thời, hãy chuẩn bị với việc trẻ có thể lặp lại các câu hỏi, ngay tại lúc đó và trong nhiều ngày, nhiều tuần tiếp theo.

Hãy kiểm tra xem trẻ có lối suy nghĩ “lạ kỳ” nào hay không. Một số trẻ có thể lo lắng rằng lời nói hoặc hành động của trẻ gây ra cái chết đó. Ở mọi độ tuổi, trẻ đều có thể cảm thấy có lỗi; vì vậy, hãy kiểm tra xem trẻ có cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm về điều đó theo bất kỳ cách nào hay không.

Bạn có thể hỏi trẻ: “Con có lo lắng rằng bố qua đời vì lời nói hay hành động của con không?” Hãy dùng từ ngữ đơn giản để giải thích chuyện đã xảy ra và trấn an rằng trẻ không có lỗi. Ví dụ: “Con không làm gì sai cả. Có mầm bệnh làm bố ốm và ngừng thở. Có nhiều nơi có thể làm bố mắc bệnh. Không ai có thể thay đổi điều đó và không ai đáng trách.”

Tôi có thể giúp trẻ đối mặt với nỗi đau buồn như thế nào?

Thương tiếc là một cách thức để trẻ và người lớn chấp nhận việc mất người thân. Điều quan trọng là để trẻ được thể hiện một cách phù hợp và cảm thấy thoải mái. Thương tiếc giúp trẻ chấp nhận việc người thân qua đời, trân trọng cuộc sống, và nói lời từ biệt.

Hãy tìm cách tổ chức buổi lễ để kỷ niệm, tưởng nhớ, và thể hiện tầm quan trọng của người đã mất với tất cả mọi người. Tìm cách để trẻ kết nối với người đã mất, thể hiện tình yêu và tầm quan trọng của người đó trong cuộc đời của trẻ. Trẻ có thể muốn vẽ một bức tranh, đọc một bài thơ, hoặc đọc những điều trẻ đã viết về người đã mất, hay hát một bài hát.

Mỗi gia đình lại có đức tin hoặc thực hành văn hóa khác nhau. Nếu gia đình bạn theo tôn giáo, hãy liên lạc với người lãnh đạo tôn giáo, đây là người có thể giúp bạn giải thích về sự qua đời của người thân, mang lại sự an ủi cho cả bạn và trẻ.

Bảo vệ sức khỏe tâm thần của trẻ như thế nào khi người thân qua đời?

Dưới đây là một số cách thức quan trọng bạn có thể áp dụng để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn và bảo vệ sức khỏe tâm thần của trẻ:

  • Tiếp tục chăm sóc và yêu thương trẻ, dù là cha mẹ, họ hàng hay người chăm sóc, những người mà trẻ tin tưởng và biết rõ.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ cảm thấy an tâm và được yêu thương thông qua tương tác thể chất đầy yêu thương, giọng hát, ôm ấp hay hành động đung đưa.
  • Duy trì lịch sinh hoạt hàng ngày nhiều nhất có thể. Cố gắng duy trì lịch hàng ngày như thường lệ, với thời gian dành cho các hoạt động như dọn dẹp, học tập, tập thể dục và vui chơi.
  • Nếu trẻ thể hiện hành vi thách thức và/hoặc rút lui, né tránh, hãy hiểu đó là cách trẻ thể hiện những gì mà các em không thể nói ra thành lời và không phạt trẻ.  
  • Đảm bảo rằng những người bạn khác của trẻ được giáo viên hoặc cha mẹ các em thông báo về những gì đã xảy ra để các em có thể hỗ trợ trẻ khi trở lại trường học.

                                                                                                              P.V (Theo Uncief)


Tin cùng chuyên mục

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

(PNTĐ) - Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác. Bệnh thường xảy ra ở tuổi mới lớn.
Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.