Hai ca khúc cùng đoạt giải Nhất về phòng, chống lao động trẻ em

Chia sẻ

Những ca khúc về phòng chống lao động trẻ em sẽ góp phần tích cực làm thay đổi nhận thức của mỗi người và toàn xã hội về vấn đề lao động trẻ em và có các hành động thiết thực tham gia vào chương trình phòng chống lao động trẻ em giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà tại Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng chống lao động trẻ em do Bộ Lao động - thương binh và xã hội phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)… tổ chức chiều 2/12. 

Tác giả Trần Văn Hùng (giữa) nhận giải NhấtTác giả Trần Văn Hùng (giữa) nhận giải Nhất

Vượt qua 88 tác phẩm của 68 nhạc sĩ trên cả nước, 'Trẻ em như búp trên cành' của nhạc sĩ Khánh Vinh và 'Em ước mong sao' của nhạc sĩ Trần Văn Hùng xuất sắc nhận đồng giải Nhất Cuộc thi.

Bài hát Em ước mong sao của nhạc sĩ Trần Văn Hùng nói về ước mơ của các em nhỏ về một thế giới hòa bình, nơi không có lao động trẻ em, không có bệnh tật hay chiến tranh. Trong khi đó, ca khúc Trẻ em như búp trên cành của nhạc sĩ Khánh Vinh từ TP.HCM nhằm nhắc nhở chúng ta rằng trẻ em cần được đến trường. 

Ngoài ra, BTC còn trao 4 giải Nhì, 5 giải Ba và 4 giải Khuyến khích cho các tác giả tham dự.

NSND Phạm Ngọc Khôi - phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam chia sẻ: "Cộng đồng nhạc sĩ luôn hết lòng tham gia cuộc đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn bằng cách cống hiến các bài hát và buổi hòa nhạc của mình nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về lao động trẻ em. Các tác phẩm tập trung phản ánh những nét đẹp, sáng kiến về chăm sóc, bảo vệ trẻ em, phòng chống lao động trẻ em hoặc những khó khăn, vất vả, thiệt thòi và cả những rủi ro mà trẻ em phải lao động có thể gặp phải".

Theo bà Nguyễn Hồng Hà - đại diện lâm thời của ILO Việt Nam, đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội và đưa lao động trẻ em trở lại trường học chính là giải pháp để cha mẹ các em không để con mình lao động kiếm sống.

Đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 2.700 trẻ em rơi vào cảnh mồ côi và nhiều em đứng trước nguy cơ tham gia lao động sớm do mất cha, mẹ hoặc cả cha mẹ; gia đình mất, giảm thu nhập... Theo ILO, đại dịch Covid-19 có thể khiến số lao động trẻ em trên toàn thế giới tăng thêm 8,9 triệu, nâng tổng số lao động trẻ em toàn cầu xấp xỉ 169 triệu vào năm 2022.

HẢI CHI

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.