Hành trình đạp xe xuyên Việt ý nghĩa của ba bố con

Bài và ảnh: Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Gần 1 tháng đạp xe xuyên Việt, ba bố con anh Hồ Tiến Trình (48 tuổi, sống tại Bình Dương) đã rong ruổi gần 2.000km qua rất nhiều địa danh, thắng cảnh đẹp của đất nước. Về đích tại Thủ đô, tham quan hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác ngay trước thềm ngày Quốc khánh 2/9, hai con trai của anh Trình dạn dĩ, lớn hẳn nhờ những trải nghiệm vô giá suốt chuyến đi cùng bố.

Hành trình đạp xe xuyên Việt ý nghĩa của ba bố con - ảnh 1
Ba bố con anh Trình chụp ảnh tại Cầu Thê Húc, đánh dấu điểm cuối hành trình xuyên Việt.
.

Hai con trai của anh Trình là Hồ Minh Quân (11 tuổi) và Hồ Quang Minh (9 tuổi). Anh Trình cho biết, các con anh thích chơi thể thao, trong đó có đạp xe mỗi ngày nên có nền tảng thể lực khá tốt. Dạo đầu năm, anh em họ hàng của anh Trình rủ nhau đạp xe từ Bình Dương về quê nhà Gia Lai ăn Tết. Hai con của anh biết được kế hoạch đó thì rất hào hứng xin bố được nối đuôi.

 Anh Trình đồng ý để 2 con thử sức. Quãng đường từ Bình Dương lên Gia Lai khoảng 500km, 2 anh em bám sát bố và các chú, dũng cảm vượt qua đèo dốc và về đích an toàn. Được biết, chuyến đi đã được xác lập kỷ lục học đường Việt Nam với nội dung: “Hai anh em ruột nhỏ tuổi nhất thực hiện đạp xe từ Bình Dương đến Gia Lai với quãng đường dài khoảng 500km để rèn luyện sức khỏe, ý chí và tính kiên trì”.

Đạp xe xuyên Việt là một ước mơ lớn thời tuổi trẻ của anh Trình, mà vì công việc, cuộc sống, anh vẫn chưa thực hiện được. Thật may mắn, 2 cậu con trai của anh thừa hưởng “máu đạp xe” của bố, nên anh Trình càng có động lực để thực hiện mong mỏi này cùng các con. Vậy là anh lên kế hoạch tỉ mỉ cho chuyến xuyên Việt của ba bố con. 

Ngày lên đường, hành trang trên vai, treo trên xe của 3 bố con rất đơn giản, gọn nhẹ, chỉ gồm vài bộ quần áo, dụng cụ sửa xe đạp, áo mưa, một số loại thuốc men cơ bản… Họ đạp xe từ 6 giờ sáng, sau đó nghỉ ăn sáng rồi đạp tiếp tới trưa. Sau khi ăn cơm trưa, 3 bố con tìm những quán ven đường để nghỉ ngơi. Chờ đến khi trời mát, họ lại tiếp tục đạp xe cho đến tối. 

Mỗi ngày, 3 bố con cố gắng đạt “chỉ tiêu” đạp từ 80-100km. Nhưng anh Trình kể, anh cứ ngỡ mình là người động viên, thậm chí thúc các con đạp, thì ngược lại, các con mới là người lên dây cót tinh thần cho bố. Anh bảo, con trai lớn Minh Quân đạp khỏe hơn anh, cậu con trai bé Quang Minh còn nhỏ khi đạp qua những con dốc cao phải có bố giúp. Mỗi khi có người nào đó mỏi mệt thì cả ba cùng xuống dắt xe với nhau. 

“Trên đường đi, ba bố con ưu tiên khám phá các địa điểm nổi tiếng. Và hành trình ấy đã giúp ba bố con thêm yêu hơn quê hương Việt Nam”.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.