Hoang mang, bất lực trong giáo dục con cái

Chia sẻ

Hoang mang, bất lực trong giáo dục con cái - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Vợ chồng tôi có hai đứa con và thường xuyên rơi vào cảnh bất lực trong việc giáo dục con cái. Chẳng hiểu sao đứa nào cũng bướng bỉnh, luôn bất đồng với bố mẹ trong mọi vấn đề. Tôi và chồng vẫn cho rằng, bố mẹ có quyền quyết định mọi việc và con cái phải nghe lời. Nhưng, hai đứa trẻ luôn làm theo ý mình, mỗi lần bị bố mẹ đưa vào khuôn phép là chúng "lên án" bố mẹ không hiểu tâm lý con cái, lúc nào cũng độc tài, áp đặt. Rằng, bố mẹ làm sai, làm hỏng thì chẳng việc gì, nhưng khi chúng làm sai chuyện gì thì bị trừng phạt.

Nói chung, chúng đưa ra nhiều "lý luận" để phản bác lại sự giáo dục của vợ chồng tôi. Nhiều lúc, vợ chồng tôi không thể hiểu nổi con cái mình. Điều này khiến cho khoảng cách giữa chúng tôi và con cái cứ rộng dần ra. Cứ thế, chúng tôi luôn cảm thấy bất lực trong việc dạy dỗ con cái hàng ngày. Làm thế nào để việc giáo dục trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn?

Nguyenlehang09@gmail.com

Dân gian có câu "sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông", thiên chức làm cha, làm mẹ, làm ông bà chỉ hình thành khi đứa con được sinh ra. Để làm tốt thiên chức đó, chúng ta cần phải học hỏi, phải có kiến thức và kỹ năng. Thế nhưng, đa số cha mẹ đều cho rằng chức năng giáo dục con là “thiên bẩm” chứ không cần phải học hỏi.

Bạn cứ hiểu nôm na, để nấu một nồi cơm cơm ngon thì phải học cách nấu thế nào, chọn gạo, đong nước ra sao cho vừa, củi lửa đun ở mức độ nào. Theo đó, để làm cha mẹ tốt, chúng ta cũng cần học hỏi và có những kỹ năng trong việc giáo dục con.

Lâu nay, chúng ta vẫn cho rằng làm cha mẹ là có quyền cao tối thượng với con cái, nói gì chúng cũng phải nghe bất luận đúng sai thế nào. Do đó, đa số cha mẹ đều nuôi dạy con theo kiểu áp đặt, không lắng nghe, không thấu hiểu con cái. Khi con cái bất mãn với kiểu nuôi dạy áp đặt ấy, có sự phản kháng mạnh mẽ trở lại thì cha mẹ hoang mang và bất lực.

Vợ chồng bạn hãy xác định lại những quan điểm trong việc nuôi dạy con cái. Đúng là cha mẹ cần có những nguyên tắc cứng đặt ra trong gia đình để con cái tuân theo. Nhưng bên cạnh đó cần có những nguyên tắc mềm để cha mẹ và con cái có thể xích lại gần nhau. Muốn nuôi dạy con tốt, cha mẹ không chỉ là "thầy cô giáo" khi ở nhà mà còn là những người bạn của con; biết lắng nghe con cái, chia sẻ với chúng, chơi cùng, học cùng, thậm chí đau khổ, buồn vui cùng con trước những sự cố trong cuộc sống mà con gặp phải. Hiện nay, trẻ được giáo dục trong môi trường bình đẳng và hội nhập nên hiểu rõ quyền của mình nhiều hơn. Cha mẹ không thể dùng quyền uy để đánh đập con cái thế nào cũng được. Vì trẻ có thể lên tiếng trước pháp luật về hành vi bạo hành gia đình của cha mẹ. Theo đó, đòn roi, bạo lực trong dạy con của cha mẹ đôi khi có thể bị pháp luật khép tội và xử lý nghiêm minh.

Làm cha mẹ cũng có thể được xem là một "nghề", để làm nghề giỏi, bắt buộc chúng ta phải học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng được yêu cầu.

Tâm Giao

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.