Khi cô giúp việc vắng nhà!

Linh Lê
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nghe cô giúp việc báo xin nghỉ 1 tuần để về quê cưới cháu, chị hoảng không để đâu cho hết. Nhà có mẹ già cao tuổi, chồng cũng mới về hưu thuộc diện “khó chiều”, hai con lớn đang học đại học thì “ở ngoài nhiều hơn ở nhà”. Vắng giúp việc, chị sẽ xoay sở thế nào với đủ thứ việc không tên?

Khi cô giúp việc vắng nhà! - ảnh 1
Ảnh minh họa

Hơn 20 năm nay, nhà chị đã quen có người giúp việc. Hồi trước thì con nhỏ cần được chăm sóc, sau đó đến lượt mẹ chồng đau yếu phải có người trông nom. Còn chị, nhờ giúp việc mà có thể an tâm đầu tư cho sự nghiệp. Tới khi được bổ nhiệm vào vị trí quản lý, chị càng bận rộn hơn, ngay cả về đúng giờ ăn bữa cơm tối với chồng con còn khó, nói gì đến xắn tay làm việc nọ kia. 

Chị hết lời nỉ non, mời gọi cô giúp việc lên sớm đỡ đần mình. Tuy nhiên, cô nói từ Tết tới giờ mới được về nên cô muốn ở lại lâu một chút. Chẳng còn cách nào khác, chị đành đồng ý. 

Sau mấy hôm tìm kiếm người giúp việc làm thời vụ, nuôi ăn 3 bữa, lương trả theo ngày không được vì ai cũng muốn làm lâu dài, chị cho họp gia đình. Chị thông báo trong vòng 1 tuần tới, mọi thành viên sẽ phải chia nhau làm việc nhà.

Bắt đầu là từ chị. Xác định không thể ở lại cơ quan muộn, chị cố gắng thu vén công việc rồi đúng 6h tối là đứng dậy ra về. Mọi việc còn dang dở, chị kiên quyết để sang hôm sau nếu không gấp hoặc mang về nhà làm thêm sau. 

Hai cô con gái được giao nhiệm vụ thay nhau nấu cơm, đảm bảo đến giờ là có cơm cho bà. Nếu chị bận thì em thay và ngược lại.

Còn chồng chị, vốn chưa từng cầm tới cái chổi thì nay cũng phải xắn tay dọn dẹp nhà cửa, đưa mẹ đi dạo.
Buổi đầu tiên cô giúp việc về quê, chị về nhà trong tâm trạng vừa tò mò, vừa hơi... hoang mang không hiểu mọi việc sẽ thế nào. Không ngờ, thứ đầu tiên chị thấy trên bàn là một cốc nước rau má ép. Cô con gái lớn hồ hởi nói với chị: “Chúng con ép rau má cho cả nhà uống cho mát, mẹ uống đi”. Đúng lúc đó, chồng chị từ ngoài bước vào cũng bảo: “Bố đã hoàn thành việc cất quần áo. Giờ bố đưa bà ra ngoài đi dạo”.

Chị ngạc nhiên vì từ xưa tới nay, chưa bao giờ chị được các con chăm sóc như thế. Chúng luôn ỷ lại nhà đã có người giúp việc nên gần như không cả bước chân vào bếp. Cô giúp việc cho ăn gì thì cả nhà ăn nấy, ăn xong thì ai về phòng nấy để cô giúp việc dọn rửa.

Chị thay quần áo, uống cốc nước rau má mát lịm rồi cùng các con nấu cơm. Giờ này mọi khi, chị vẫn còn đang ngụp lặn trong đống giấy tờ ở cơ quan. Một loáng sau thì cả nhà đã có một bữa tối đầm ấm. Nhìn mọi người quây quầy, chị nhủ thầm: “Hóa ra giúp việc vắng nhà không phải thảm họa. Chỉ cần mọi người cùng nỗ lực thêm một chút, biết sắp xếp thời gian hơn một chút thì vẫn có thể chăm chút được cho gia đình”.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.
Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

(PNTĐ) - Tiếp tục gửi ý kiến thảo luận tới Diễn đàn, nhiều độc giả cho rằng, tuổi già cần nhất là những giây phút thảnh thơi, tránh xung đột không cần thiết nên việc bố mẹ càng ít cậy nhờ, dựa dẫm con thì càng tốt.
Người vun vén hạnh phúc gia đình

Người vun vén hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Suốt 20 năm qua, bà Hoàng Thanh Mai (SN 1949, tổ trưởng tổ hòa giải số 19, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) đã dốc hết lòng cho công tác hoà giải cơ sở, giúp xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển toàn diện.