Khi vợ không biết...ghen

Chia sẻ

Từ bao đời nay, “máu ghen” luôn chảy trong cơ thể của đàn bà đến nỗi hình thành nên những giai thoại “đàn bà ghen” trong dân gian, thậm chí được hình tượng hóa trong thơ ca, phim ảnh. Nhưng trên những bàn nhậu, có những người đàn ông lại “khoe” rằng sống với mình, vợ chẳng bao giờ biết… ghen, dù bản thân họ lắm lúc cũng “cờ quạt lăng nhăng” không í

Cuộc nhậu của bốn người đàn ông thời rảnh việc vì Covid-19 kéo dài từ sáng đến chiều chưa dứt ở một khuôn viên của khu home stay ngoại ô thành phố. Trên bàn nhậu, bốn chiếc máy điện thoại liên tục có cuộc gọi đến, gọi đi, và chia làm hai phe rõ rệt. Hai người đàn ông chủ yếu nhận những cuộc gọi đến của các chiến hữu hôm nay bận việc không tham dự được cuộc nhậu. Những cuộc gọi đi của họ tới các em/bạn gái xinh đẹp đang ở một nơi khác. Hai người đàn ông còn lại chốc chốc lại nhận điện thoại của vợ, hoặc phải gọi về theo diện facetime để bên kia nhìn thấy “hoàn cảnh” hiện tại của mình. Có anh còn thông báo với vợ chi tiết giờ ăn uống, ngủ nghỉ, giờ về cho vợ ở nhà nắm được.

Trong mắt phe bên kia, hai người đàn ông này thuộc dạng “sợ vợ”, còn khổ chủ thì lại thanh minh do vợ hay ghen, thậm chí “ghen vượt ngưỡng” nên lúc nào cũng phải cẩn thận để hôn nhân không bị đốt cháy. Câu chuyện vợ ghen cứ thế được hai người đàn ông tuôn ra vô vàn chuyện.

Có người kể, vợ anh ghen với bất kỳ đối tượng khác giới nào tiếp xúc với chồng. Bao nhiêu năm nay, cô chỉ cho chồng dùng một loại nước hoa duy nhất. Hôm nào chồng về nhà mà có mùi hương lạ vương vấn là có chuyện. Mỗi lần anh đi đâu, cô gọi điện hỏi thăm, nhắc nhở chồng đừng quá chén, nhớ giờ về, nếu say quá phải gọi vợ đến đưa về, hoặc cô chủ động gọi bạn bè anh đưa về giúp… Về phía anh, lúc nào cũng phải minh bạch thông tin với vợ. Nếu có gì khuất tất, thế nào vợ chồng cũng lâm vào cảnh “chiến tranh lạnh”. Sự ghen tuông của vợ đôi khi khiến anh có cảm giác như đeo gông cùm vào cổ. Thế nhưng, những hôm vợ chồng xảy ra chiến tranh, chiếc gông đó được tháo xuống, anh lại thấy hụt hẫng muốn đeo nó lại ngay.

Anh chồng trẻ ngồi đối diện thú nhận, lòng ghen của đàn bà như hỏa diệm sơn nhưng nếu không có nó, đàn ông thấy mình không còn… giá trị. Vợ anh cũng là người hay ghen, thỉnh thoảng cô cũng khiến gia đình náo loạn vì máu ghen bốc trời của mình. Tuy nhiên, sau những cơn ghen đó là tình yêu chồng vô bờ bến. Anh nhìn vào những biểu hiện ghen của vợ từ ghen nhỏ nhặt, đến ghen dữ dội, mọi thứ đều xuất phát từ sự lo lắng, yêu thương, chiếm hữu chồng của cô. Một người đàn ông khi còn được đàn bà yêu thương, chiếm hữu đó là điều hạnh phúc. Do đó, sự phiền muộn từ những cơn ghen của vợ tạo ra cho anh cũng nhanh chóng biến mất.

Hai người đàn ông ngồi nghe hai bằng hữu kể, thì châm biếm bảo chỉ có người nhu nhược mới để cho vợ ghen tuông kiểm soát mình. Rồi, họ tự hào dưới sự điều chỉnh của mình, vợ chẳng bao giờ biết ghen, dù trong thực tế họ chẳng phải là đàn ông chung thủy, cũng lắm phen “lướt sóng” với phụ nữ bên ngoài. Một trong hai người đàn ông minh chứng cho bằng hữu thấy là từ sáng đến giờ, vợ họ không có một cuộc điện thoại nào gọi tới kiểm soát, làm phiền chồng. Trong men rượu ngà ngà, hai người đàn ông có vợ không biết ghen truyền lại những kinh nghiệm cho hai bằng hữu kém cỏi kia.

Khi vợ không biết...ghen - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

2 Sau cuộc nhậu ấy không bao lâu, tổ ấm của hai người đàn ông có vợ không biết ghen đổ vỡ. Ngày ra tòa ly hôn, nghe vợ trình bày lý do trước tòa, họ mới giật mình hối hận.

Những người vợ ấy nói rằng là đàn bà nên “máu ghen” ắt có sẵn, chỉ là khi sống bên những người chồng vô tâm lẫn vô tình, họ không còn muốn ghen cho… phí sức. Một người phụ nữ, điều cần nhất là được chồng yêu thương và tôn trọng. Trong cuộc sống hàng ngày, có không ít người chồng đánh mất dần điều đó với vợ từ tính gia trưởng, độc đoán áp đặt của mình.

Có những ngày, chồng họ ra khỏi nhà rồi trở về vứt quần áo bẩn cho vợ giặt, nhưng trong túi vẫn có vỏ bao cao su sót lại. Sau mỗi cuộc nhậu say trở về, trên cổ áo chồng còn đỏ chót vết son môi của người phụ nữ lạ nào đó bên ngoài. Trên xe ô tô của chồng, có những lần người vợ còn nhặt được cây son, dây buộc tóc lạ không phải của mình để quên. Những người chồng ấy đã “ăn vụng” nhưng lại không thèm “chùi mép” trước khi quay trở về với vợ. Nếu vợ phản ứng, họ dùng bạo lực trấn át. Sự ghen tuông của người phụ nữ biến mất, thay vào đó là sự chịu đựng với một lý do duy nhất: Vì con.

Có người vợ nói trước tòa, cô là người có sức hút trên mạng xã hội bởi tài nấu ăn giỏi. Những món ăn cô nấu cho chồng con ăn bằng cả tình yêu thương trở nên hấp dẫn đối với cộng đồng mạng. Thế nhưng chồng cô lại chẳng giữ cho vợ thể diện khi trên trang cá nhân của anh lúc nào cũng đăng ngập tràn hình ảnh ăn nhậu, nắm tay, ôm vai, bá cổ nhảy nhót với các cô gái trẻ bên ngoài. Cô cũng nổi máu ghen, nhưng chẳng lần nào bộc phát nổi khi chồng cô luôn ứng xử lại với muôn vàn lời tàn nhẫn, hành động xúc phạm.

Cô bắt đầu có suy nghĩ để chồng ra khỏi cuộc sống của mình, nên chẳng bao giờ biết ghen tuông nữa.

Những mệt mỏi, thất vọng đã khiến những người phụ nữ không còn biết ghen, hay không muốn ghen khi chồng có sự buông tuồng bên ngoài. Những người chồng tự hào bên bàn nhậu trong những cuộc vui rằng mình chẳng bao giờ bị vợ ghen, bị kiểm soát không hẳn là hạnh phúc. Bởi đằng sau họ, người bạn đời đang âm thầm chuẩn bị hành trang để đến lúc thích hợp thì rời bỏ người đàn ông không còn xứng đáng để họ biết ghen. 

HẠ THI

Tin cùng chuyên mục

Hai chiếc giường trong phòng ngủ của bố mẹ

Hai chiếc giường trong phòng ngủ của bố mẹ

(PNTĐ) - Hơn 20 năm nay, chị em tôi quen với hình ảnh trong phòng ngủ của bố mẹ kê hai chiếc giường thay vì một như những nhà khác. Mẹ giải thích, chiếc giường đó, bố sẽ sử dụng cho những hôm bố uống rượu nhiều; còn lại những ngày bình thường, bố mẹ vẫn ngủ chung trên chiếc giường hạnh phúc. Nhưng hóa ra, câu chuyện đó không hẳn như vậy…
Cha mẹ cùng con vượt sốc “hỏng thi”

Cha mẹ cùng con vượt sốc “hỏng thi”

(PNTĐ) - Cứ sau mỗi mùa thi, lại có không ít câu chuyện buồn xảy ra. Có em đã tìm đến cái chết vì thi trượt vào trường yêu thích. Có em tuyệt vọng, bỏ nhà đi lang thang, tự oán trách mình làm ảnh hưởng tới danh dự của gia đình.
Đừng chờ con lớn mới dạy... bơi

Đừng chờ con lớn mới dạy... bơi

(PNTĐ) - Biết bơi là kỹ năng sinh tồn quan trọng, việc chọn đúng thời điểm, đúng độ tuổi sẽ giúp trẻ học nhanh hơn, an toàn và không bị sợ nước, góp phần giúp mỗi chuyến đi của con và gia đình thêm an tâm, vui vẻ.
Bảo vệ con trên môi trường số

Bảo vệ con trên môi trường số

(PNTĐ) - Hiện nay, internet và các thiết bị số đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình, đặc biệt là với trẻ em. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, môi trường số cũng ẩn chứa không ít thách thức và hiểm họa khó lường với trẻ.
Bài học yêu thương sau cú ngã của mẹ

Bài học yêu thương sau cú ngã của mẹ

(PNTĐ) - Hôm ấy, tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác lạnh toát sống lưng khi bố tôi nghe điện thoại gọi đến từ bệnh viện: “Vợ anh gặp tai nạn giao thông, hiện vẫn hôn mê, đang được cấp cứu”. Có vẻ bố tôi không kịp nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ biết cầm áo khoác, lấy chìa khoá xe máy rồi lao ra đường, còn tôi nước mắt chực trào còn chân thì muốn khuỵu xuống.