Kiên trì đẩy mạnh sáng kiến nhằm xóa bỏ bạo lực với phụ nữ

Chia sẻ

Điều tra năm 2019 về bạo lực đối với phụ nữ cho thấy ánh sáng le lói ở cuối đường hầm dài và im lặng, chúng ta phải tiếp tục kiên trì đến cùng để đẩy mạnh những sáng kiến đã thực hiện trong những năm gần đây trong quá trình thay đổi các chuẩn mực xã hội và văn hóa đối với bạo lực với phụ nữ.

Đây là lời phát biểu khai mạc của bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA (Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam) tại Hội thảo tham vấn Đề án Quốc gia về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới, giai đoạn 2021-2025. Hội thảo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UNFPA tổ chức tại Hà Nội vào sáng ngày 9/9/2020.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Đây là hội thảo tham vấn cuối cùng được tổ chức tiếp sau ba cuộc họp kỹ thuật diễn ra vào tháng 6 và hội thảo tham vấn được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7/2020 để đánh giá đề án thêm một lần nữa trước khi trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các bài học kinh nghiêm rút ra từ Đề án quốc gia về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, cũng như các phát hiện của Điều tra quốc gia năm 2019 về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam sẽ được xem xét đầy đủ nhằm xây dựng Đề án quốc gia về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới toàn diện và mang lại tác động lớn cho giai đoạn 2021-2025.

Toàn cảnh hội thảoToàn cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh "Điều tra năm 2019 về bạo lực đối với phụ nữ cho thấy ánh sáng le lói ở cuối đường hầm dài và im lặng, chúng ta phải tiếp tục kiên trì đến cùng để đẩy mạnh những sáng kiến đã thực hiện trong những năm gần đây trong quá trình thay đổi các chuẩn mực xã hội và văn hóa đối với bạo lực với phụ nữ. Chúng ta đã có những sáng kiến hay để thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai như những tác nhân thay đổi, và điều này đặc biệt quan trọng, vì Điều tra quốc gia năm 2019 đã cho thấy sự thay đổi đang diễn ra rất rõ ràng, đặc biệt ở thế hệ trẻ. Chúng ta cần thiết lập chuẩn mực mới tại Việt Nam rằng bất cứ hình thức bạo lực nào đối với phụ nữ là không thể chấp nhận được."

CHI MAI

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.