Làm thế nào để tố cáo “người thứ ba” phá hoại hạnh phúc gia đình?

Chia sẻ

Khi chồng ngoại tình, đa số người vợ đều cho rằng lỗi thuộc về người thứ ba, do đó chỉ tập trung loại bỏ tình địch. Tuy nhiên, khi hôn nhân có yếu tố ngoại tình, người bị xử lý trước pháp luật không chỉ là người thứ ba.

Làm thế nào để tố cáo “người thứ ba”  phá hoại hạnh phúc gia đình? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Chúng tôi đã kết hôn được 15 năm, có hai con. Từ trước đến nay, chồng tôi là người đàn ông yêu vợ thương con. Chỉ hai năm trở lại đây, kể từ ngày anh ấy thăng tiến trong công việc, làm ra nhiều tiền hơn thì sinh tính đèo bòng. Tôi nghĩ chồng trăng hoa kiểu “qua đường” vì anh ấy vẫn chu toàn đối với vợ con. Nhưng gần đây, anh “nặng tình” với một phụ nữ khác đến mức có con riêng với cô ta còn về nhà đòi ly hôn tôi. Giờ tôi muốn tố cáo người thứ ba đã phá hoại hạnh phúc gia đình, nhưng không biết phải làm như thế nào. Xin Quý báo cho biết, tôi cần phải làm gì để tố cáo người phụ nữ kia ra pháp luật, và việc này được pháp luật xử lý thế nào?

Hoàng Thị M.A (Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời:

Khi chồng ngoại tình, đa số người vợ đều cho rằng lỗi thuộc về người thứ ba, do đó chỉ tập trung loại bỏ tình địch. Tuy nhiên, khi hôn nhân có yếu tố ngoại tình, người bị xử lý trước pháp luật không chỉ là người thứ ba, mà còn bao gồm cả những người chồng, người vợ có hành vi quan hệ ngoài hôn nhân.
Với vấn đề bạn hỏi, có thể vận dụng pháp luật để giải quyết. Cụ thể, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có quy định cấm các hành vi sau đây: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ…

Chiếu theo quy định trên, không chỉ có người thứ ba bị tố cáo mà chồng bạn cũng bị xử lý vì đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, bạn có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm. Đối với hành vi ngoại tình của chồng bạn và người phụ nữ kia có hai hình thức truy cứu trách nhiệm. Cụ thể, tùy theo mức độ vi phạm, họ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 48, Nghị định 110/2013/NĐ-CP, đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân, một vợ, một chồng sẽ bị: (1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ”.

Về xử lý hình sự: Điều 182, Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Báo Phụ nữ Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - “Bà dạy con cái kiểu gì vậy. Con cái nhà người ta thì mong cho bố mẹ sống đầu bạc răng long với nhau, còn con của bà thì lại suốt ngày xúi bẩy bố mẹ ly hôn. Nhà này vô phúc quá rồi…”.
Yêu thương thật sự không đồng nghĩa với roi vọt

Yêu thương thật sự không đồng nghĩa với roi vọt

(PNTĐ) - Trẻ em cần được sinh ra và nuôi lớn trong môi trường yêu thương, lành mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, một số cha mẹ lại có cách hiểu sai trong quá trình nuôi dạy con dẫn tới trẻ bị tổn thương. Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu, giáo viên dạy Kỹ năng sống tại Trung tâm Kỹ năng KTC với các cha mẹ về phương pháp nuôi dạy con tích cực.
Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

(PNTĐ) - Bên cạnh những lợi ích về việc làm, tay nghề, thu nhập, xuất khẩu lao động cũng bộc lộ nhiều mặt trái mà một trong số đó là sự tan vỡ hạnh phúc ở những gia đình có người xuất ngoại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng chủ yếu vẫn là vợ chồng xa nhau lâu ngày, thiếu thốn tình cảm nên rất dễ nảy sinh tình cảm “ngoài luồng”. Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của lối sống tự do ở nước ngoài nên khi về quê hương, đối mặt với cuộc sống thực tại thấy không còn phù hợp nên sẵn sàng … “đường ai nấy đi”.
Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

(PNTĐ) - Như một phép màu, sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (sinh năm 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái là chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1967, trú tại xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, chiến sĩ Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.