Luật đang “bỏ trống” ?

Chia sẻ

Một trong số những đối tượng yếu thế dễ bị gây bạo lực là trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật, trẻ đồng tính (LGBT). Đây là nhóm dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ một cách đầy đủ hơn. Tuy nhiên, luật hiện hành vẫn đang thiếu quy chế để bảo vệ nhóm trẻ này.

Ảnh: Trẻ khuyết tật và trẻ LGBT là đối tượng dễ bị bạo lực từ người thân trong gia đìnhẢnh: Trẻ khuyết tật và trẻ LGBT là đối tượng dễ bị bạo lực từ người thân trong gia đình (Ảnh: minh họa)
Nhiều trẻ đồng tính từng bị bạo lực
Huy Nam, một người đồng tính ở Hà Nội kể lại, năm 14 tuổi, em đã “nhang nhác” nhận ra mình là người đồng tính. Ở nhà, Nam thích lấy quần áo, bím tóc của chị gái ra thử. Một lần, bố cậu vô tình nhìn thấy. Bên cạnh sự ngạc nhiên, ông coi Nam là biến thái. Từ đó, ông mắng chửi, đe doạ, đánh đập… với mong muốn ép Nam trở về là “chàng trai đích thực”. “Bố cho rằng, việc em là người đồng tính khiến bố mẹ mất mặt. Những lời mắng nhiếc, chửi bới trong những bữa cơm ngày một tăng dần, từng lời là từng nhát dao cứa vào trái tim. Em không được ở phòng của mình nữa mà phải ra phòng khách ngủ để không còn chỗ cất giấu những thứ riêng tư…” - Nam kể lại.

Bà M, một người mẹ có con là đồng tính ở Hà Nội cũng đã thú nhận, bà từng tự tay pha thuốc ngủ vào cốc nước chanh rồi mang lên cho con gái uống. Lúc ấy, bà chỉ nghĩ con bà đang bị bệnh rối loạn sinh lý, hoặc hoang tưởng. Thậm chí, bà từng có ý định để chàng trai đang theo đuổi con gái bà thực hiện hành vi hiếp dâm, với mong muốn con sẽ quay lại cuộc sống bình thường. “Tôi suýt phá vỡ cả tương lai của con chỉ vì không hiểu bản dạng giới của con…” – bà M nghẹn ngào.

Ông Lương Thế Huy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cho biết, theo một nghiên cứu mà iSEE đã thực hiện, người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) chịu sự bạo hành từ gia đình chiếm 28% số người được phỏng vấn. Bạo lực đối với người LGBT là phổ biến và với nhiều hình thức khác nhau bao gồm cả thể xác, tinh thần và tình dục, đối tượng gây bạo lực chủ yếu là người trong gia đình. Họ bị la mắng, chửi bới, sỉ nhục, cô lập, giám sát, làm mất sự riêng tư, gây sức ép về tâm linh, cưỡng ép lấy người khác giới, bố mẹ dọa tự tử, cưỡng ép đưa đi bệnh viện tâm thần điều trị… Nguyên nhân gốc rễ của bạo lực là các định kiến về giới và tình dục. “Nhiều trẻ LGBT đã bị ảnh hưởng tâm lý, trầm cảm, học sút hoặc nghỉ học giữa chừng, thậm chí bỏ nhà đi, dẫn đến bị lạm dụng tình dục. Có người còn rơi vào trầm cảm, tự tử hoặc có thai ngoài ý muốn…” – ông Lương Thế Huy cho biết.

Luật cần có điều khoản bảo vệ nhóm trẻ đặc biệt

Bà Trịnh Thị Lê – Điều phối viên dự án Viện Nghiên cứu Phát triển cộng đồng (ACDC) chia sẻ, trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị tấn công bạo lực cao gần gấp 4 lần so với trẻ em không khuyết tật và dễ trở thành nạn nhân của bạo hành và xâm hại hơn trẻ không khuyết tật. Hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về bạo lực gia đình với trẻ khuyết tật nhưng trên thực tế trẻ khuyết tật phải trải qua rất nhiều câu chuyện bạo lực gia đình. Người gây ra bạo lực với trẻ em có thể là anh chị em của trẻ, những người thiếu kiên nhẫn hoặc thiếu tôn trọng trẻ em khuyết tật. “Chúng tôi đề nghị các nhà làm luật cần nghiên cứu bổ sung một số hình thức xử phạt vi phạm hành chính (như giáo dục bắt buộc, phạt lao động công ích...) nhằm đa dạng hóa hình thức xử phạt, tăng tính khả thi cũng như tăng hiệu quả răn đe, giáo dục của các chế tài xử lý vi phạm hành chính. Cần tăng mức phạt tiền đối với các hành vi bạo lực gia đình mà nạn nhân là trẻ khuyết tật, bổ sung một số chế tài đối với một số hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra phổ biến trên thực tế như hành vi bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật” – bà Lê cho biết.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ quyền của người LGBT, ông Lương Thế Huy – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cũng cho rằng, bạo lực với người LGBT chính là bạo lực trên cơ sở giới, tuy nhiên Luật Phòng chống bạo lực gia đình vẫn chưa nhắc đến nhóm những người LGBT. Do vậy, các gia đình, chính quyền và các cơ quan liên quan và chính những người chưa nhận thức được việc áp dụng luật này để phòng và bảo vệ họ khỏi bạo lực từ chính những người thân trong gia đình.

“Rất cần thiết có các chương trình truyền thông sâu rộng để những người dân ở cộng đồng, thành viên gia đình, lãnh đạo địa phương, công an, những người làm công tác giáo dục, và chính bản thân người LGBT nhìn nhận rõ hơn về vấn đề bạo lực với họ cũng như các hậu quả của nó. Việc hiểu rõ bản chất của các bạo lực này cũng sẽ giúp cho việc áp dụng hiệu quả hơn các khung pháp lý về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam. Ngoài ra, việc bổ sung các dịch vụ hỗ trợ về tâm lý, sức khỏe, việc làm, giáo dục, pháp lý cho nguời LGBT và thành viên gia đình của họ là việc quan trọng. Các chương trình phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ trẻ em cần phải đưa nhóm LGBT vào là một nhóm đối tượng” – ông Huy nói.

 HỒNG NHUNG

 

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.