Luộc thịt chớ dại bỏ 3 loại gia vị này vào cùng kẻo món ăn hỏng hết: Chuyên gia "lắc đầu"

Chia sẻ

Luộc thịt tưởng như rất dễ nhưng bạn đừng dại dột mà bỏ 3 loại gia vị đại kỵ này vào kẻo món ăn mất chất, kém ngon.

Món thịt lợn luộc là món ăn được rất nhiều người yêu thích vì thanh mát, giữ được hương vị ngọt đặc trưng. Nhất là phần nước chấm thịt với nước mắm tỏi ớt chua cay mặn ngọt vô cùng hấp dẫn, hoặc cuốn thịt lợn với các loại rau sống hay ăn kèm kim chi cũng rất thú vị.

Khi luộc thịt, nhiều người có thói quen luộc thịt cho thêm một số gia vị vào để khử bớt mùi tanh, giúp thịt lợn thơm hơn.

Tuy nhiên, có 3 thứ bạn không nên cho vào trong quá trình luộc thịt, nếu không món ăn sẽ bị khô, dai mất hấp dẫn.

Luộc thịt chớ dại bỏ 3 loại gia vị này vào cùng kẻo món ăn hỏng hết: Chuyên gia (Ảnh: minh họa)

Luộc thịt không nên bỏ hạt tiêu

Trong quá trình luộc thịt để món ăn thêm ngon, nhiều người thích cho một ít hạt tiêu vào. Quả thực hạt tiêu là một trong những gia vị không thể thiếu khi chế biến nhiều món ăn.

Tuy nhiên, với món thịt luộc, thì hạt tiêu lại là gia vị không nên cho vào. Bởi nếu cho vào thịt lợn luộc thậm chí thịt lợn hầm, mùi thơm của hạt tiêu sẽ át đi mùi thơm của thịt lợn, khiến món ăn không còn hương vị đặc trưng.

Lý do là hương vị của hạt tiêu rất mạnh, ngoài việc làm mất mùi thơm của thịt, cho thêm hạt tiêu vào cũng sẽ làm cho thịt chặt hơn, đồng nghĩa với việc thịt sẽ bị khô, dai kém hấp dẫn. Chính vì thế khi luộc thịt lợn hoặc hầm thịt lợn, bạn không nên cho hạt tiêu.

Luộc thịt không bỏ sơn trà - táo gai

Quả này được bán nhiều ở các cửa hàng Đông y hoặc hàng khô. Thực tế, sơn trà làm cho thịt hầm mềm nhanh hơn. Nhưng nếu bạn cho vào các mónhầm thịt bò, hầm các phần thịt dai của bò như gân nhưng khi luộc thịt lợn hoặc hầm sườn lợn, giò lợn... thì không nên cho vào nhé. Bởi nó sẽ ảnh hưởng tới mùi vị của món ăn.

Tuy nhiên, do thịt lợn luộc có kết cấu của thịt lợn mềm hơn thịt bò bạn cũng không cần thiết phải cho sơn trà. Ngoài ra, cho loại quả này vào khiến thịt lợn có vị chua, mùi thơm của thịt cũng giảm đi rất nhiều.

Luộc thịt không nên bỏ rượu nấu ăn

Trong nấu ăn thì rượu là một gia vị được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày để khử mùi tanh, tăng hương vị, có thể khử bớt vị tanh trong thịt. 

Nhưng bạn không nên cho rượu nấu ăn vào khi nấu thịt lợn hoặc sườn, mùi rượu không dễ bị bay hơi khi đun ở lửa nhỏ và sẽ dễ ảnh hưởng đến mùi vị của thịt. Thêm rượu nấu ăn vào thịt lợn sẽ có mùi lạ.

Cách sử dụng rượu nấu ăn đúng cách là cho vào khi ướp thịt hoặc khi chần thịt. Nếu không, hãy thêm một ít vào khi xào, chỉ khi ở nhiệt độ cao quá nhanh mới có thể làm cho rượu bốc hơi ngay lập tức và đạt được hiệu quả khử tanh.

Một trong những bí quyết để luộc thịt lợn thơm ngon, khi luộc bạn hãy cho vào thịt một củ hành đập dập vào. Hành sẽ giúp khử mùi thịt tốt. Việc hớt bọt thường xuyên cùng giúp thịt sạch và đỡ hôi hơn.

Thêm vào đó, nếu như bạn muốn miếng thịt trắng không bị thâm sau khi luộc thì cho vào nồi nước luộc một ít giấm và xíu muối là được. Lúc nào nước sôi hãy thả thịt vào luộc sôi 3-5 phút.

Sau khoảng thời gian này, đổ bỏ nước rồi rửa lại thịt thật sạch với nước ấm. Sau đó hãy chuẩn bị 1 nồi nước sôi khác, cho thịt đã luộc sơ vào luộc lại cho đến khi chín là được.

MAI CHI

Theo https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/luoc-thit-cho-dai-bo-3-loai-gia-vi-nay-vao-cung-keo-mon-an-hong-het-chuyen-gia-lac-dau/20220216031609930

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

(PNTĐ) - Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác. Bệnh thường xảy ra ở tuổi mới lớn.
Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.