Ly hôn văn minh

Bài và ảnh: Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chị Nguyễn Thị Thắm (làm công việc bán đồ ăn online) kể rằng, khi cuộc hôn nhân đầu tiên bước sang năm thứ 10 thì chị chủ động rời đi. “Lúc đó người buồn, người đau về cuộc hôn nhân đã tan vỡ này.

Ly hôn văn minh - ảnh 1
Bà (mẹ chồng cũ chị Thắm) cùng 2 đứa cháu nội của bà và 2 đứa con riêng của chị quây quần.

“Bà nội của các con mình có lẽ cũng nhận ra rằng, duyên của mình với con bà cũng chỉ đến được vậy. Mình vẫn giữ mối liên hệ với những người thân của con, người duy nhất không liên hệ và trao đổi chính là chồng cũ, vì không muốn người mới phải nghĩ ngợi gì”- chị Thắm bảo.

Vậy là mỗi lần có điều kiện, chị vẫn đưa con về gặp lại bà nội. Chị nghĩ, dù hôn nhân tan vỡ thì các con vẫn có bố và gia đình nội. Những câu chuyện cùng mẹ chồng đã không còn gượng gạo như một hai năm đầu. 

“Mình thấy biết ơn vì trong cuộc hôn nhân đổ vỡ, mọi người cư xử với nhau một cách rất văn minh”. 

Bây giờ, các con của chị có hai bà, hai bố, hai mẹ, tình yêu được nảy nở thêm đôi ba lần. Ly hôn là chuyện không ai muốn. Nhưng, sau ly hôn, chọn cách ứng xử như thế nào lại phụ thuộc vào những người trong cuộc.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.