Mẹ dạy con gái thêu thùa

Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Mong muốn con gái và các bạn hàng xóm có một mùa hè xa rời được các thiết bị điện tử, đồng thời có thêm kỹ năng sống, chị Mai Thu (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã hẹn các con cùng chơi trò khâu vá, thêu thùa tại nhà mình.

Mẹ dạy con gái thêu thùa - ảnh 1
Chị Thu hướng dẫn các con thêu.

 Điều khiến chị vui nhất là các con không những hào hứng tham gia, mà còn rất chăm chỉ, tập trung để mỗi ngày có một tác phẩm đẹp hơn.

Bài học được chị Thu dạy các con là thêu những bông hoa. Bạn nhỏ nhất trong lớp học này mới 7 tuổi. Các con đều đang ở trong độ tuổi rất hiếu động và chẳng mấy khi chịu ngồi im, nhưng có lẽ thêu thùa là thế giới mới lạ với các cô công chúa thành thị, nên các con rất thích thú khi lần đầu được chạm tay vào cái kim, cuộn chỉ. 

Hôm nào cũng vậy, cảnh tượng ở lớp học thêu của chị Thu là chỉ vãi ra khắp sàn, cứ vài phút lại có con hỏi: “Kéo ở đâu?”. Các con chưa cẩn thận được như người lớn nên chị Thu liên tục phải nhắc nhở con để ý tới kim và kéo. “Ngoài ra, mình cũng nhắc các con ngồi thêu phải thẳng lưng, chứ không thì hết buổi học sẽ rất mỏi và ảnh hưởng sau này”.

Mỗi em có một góc nhìn về bông hoa khác nhau, thành ra hình hài bông hoa trên tấm vải thêu của mỗi em cũng một khác. “Cô bé 7 tuổi nhỏ nhất lớp nhưng đường kim mũi chỉ lại rất chính xác, gọn ghẽ. Có bé ngày nào cũng thêu hoa màu xanh, chắc vì thích nhất màu đó, có bé lại mỗi hôm thêu một màu. Những bông hoa ban đầu còn chưa rõ cánh, trông cứ tròn tròn, ngày càng có dáng vẻ hơn. Mình rất vui vì các con thích, ngày nào cũng hỏi hôm sau có thêu tiếp không”- chị Thu kể.

Hoa thêu của các con sau khi hoàn thành rất dễ sử dụng vào thực tế. Có thể thêu trực tiếp lên áo hoặc khăn tay, khẩu trang, lót ly, túi xách... đều đẹp theo cách của riêng mình.

Thêu thùa là đam mê lớn của chị Thu. Chị truyền lại đam mê ấy cho con gái. Cô bé được mẹ dạy cầm kim từ khi 3 tuổi, con khâu váy cho búp bê, mẹ ngồi cạnh giám sát. Trong gia đình, chị cũng được ủng hộ để có thời gian cho đam mê. Chị kể, khi tụ tập các con tại nhà để học thêu, chính mẹ chồng đã giúp chị dọn dẹp, nhặt những tép chỉ thừa và cuộn lại gọn gàng sau mỗi buổi học. Con gái thì giúp mẹ xâu kim và gỡ rối chỉ cho các bạn, còn chị thì vừa nấu ăn vừa tranh thủ nhìn ngó xem bạn nào thêu sai thì nhắc luôn. Chồng chị thì sáng nào cũng dậy sớm quét nhà, lau nhà để lớp học luôn sạch sẽ đón các bạn nhỏ. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.
Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

(PNTĐ) - Tiếp tục gửi ý kiến thảo luận tới Diễn đàn, nhiều độc giả cho rằng, tuổi già cần nhất là những giây phút thảnh thơi, tránh xung đột không cần thiết nên việc bố mẹ càng ít cậy nhờ, dựa dẫm con thì càng tốt.
Người vun vén hạnh phúc gia đình

Người vun vén hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Suốt 20 năm qua, bà Hoàng Thanh Mai (SN 1949, tổ trưởng tổ hòa giải số 19, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) đã dốc hết lòng cho công tác hoà giải cơ sở, giúp xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển toàn diện.