Muốn làm mẹ tốt: Tránh xa những điều sau

Chia sẻ

Làm mẹ tốt không chỉ lo cho ăn ngon mặc đẹp mà còn phải tạo được cho con sự tin tưởng, thấu hiểu và luôn tạo cho con đời sống tinh thần thoải mái. Dưới đây là những điều người mẹ nên tránh xa nếu muốn làm một người mẹ tốt đối với con cái của mình.

Sự phiền muộn

Đây là những cơn ám ảnh lẽ ra không đáng có đối với các ông bố bà mẹ, một dạng hoang tưởng làm khổ mình và làm khổ người. Những bà mẹ quá lo lắng khi thấy con biếng ăn hoậc ăn chậm sẽ rước vào người sự mệt mỏi, chán ngán không đáng có.

Người mẹ luôn muộn phiền trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cáiNgười mẹ luôn muộn phiền trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cái (Ảnh: minh họa)

Những người mẹ có con trai thì luôn bị ám ảnh bởi việc “con ta sau này phải thành đạt, phải là cấp chỉ huy”. Sự đòi hỏi phi lý ở các cậu ấm ra đời từ đó. Chúng không được vui chơi thoải mái, phải học quá sức, thậm chí bị nhồi sọ. Khái niệm phiền muộn – với nhiều nhà tâm lý học khác – còn là mối đe dọa đáng sợ cho hạnh phúc gia đình.

Sự yếu đuối

Là một dạng biến chứng của tình thương quá mức. Một nghịch lý xảy ra trong thời gian gần đây. Rất nhiều người mẹ hiện đại đang quá mềm yếu trước sự vòi vĩnh của con, đặc biệt là con gái. Đừng quên rằng trẻ em rất láu lỉnh và rất có năng khiếu trong việc tìm ra nhược điểm của bố mẹ. Một lần xiêu lòng bạn sẽ gặp phải vô vàn khó khăn trong những lần sau.

Sự cầu toàn

Đây là một sai lầm khủng khiếp. Rất nhiều bà mẹ luôn muốn con cái phải hoàn hảo, phải thông minh tuyệt đối. “Con người không bao giờ tránh được sai lầm”, Pascal đã nói thế. Trẻ em thì hiển nhiên có quyền sai lầm. Không hiếm các bà mẹ không chấp nhận được việc con mình vui đùa ngoải trời, vì “ở đấy đầy vi khuẩn và bụi  bặm”. Khái niệm khích lệ, kích thích con cái bị giết mòn.

Sự dối trá

Có một câu chuyện như sau: Một bà mẹ dắt đứa con qua đường. Thằng bé chợt khóc thét lên. Bà mẹ chỉ một viên cảnh sát: “Nín ngay! Nếu không ông này sẽ bắt con vào tù”. Viên cảnh sát lập tức phản ứng: “Thưa bà nếu một ngày kia, con bà đi lạc, làm sao nó dám nhờ chúng tôi  giúp đỡ ?”. Có thể kết luận “Đây là một hình thức nói dối không đúng chỗ”.

Sự thô bạo

Điều đáng buồn là sai lầm này xảy ra khá nhiều ở các bà mẹ. Không ít bà mẹ bực bội vì chuyện cơ quan hoặc mâu thuẫn với người chồng đã quát vào mặt con: “Ngu như bò! Lười như hủi! Mất dạy!”. Họ suy nghĩ rất sai lầm rằng mình có quyền nhục mạ con cái và “chúng nó đâu đã biết tự ái”. Một cách cư xử lịch sự và văn minh là những bài học không lời dễ thực hiện và quý giá nhất.

Quát mắng và dạy con thô bạo sẽ khiến người mẹ trở nên "xấu xí" trong mắt con cáiQuát mắng và dạy con thô bạo sẽ khiến người mẹ trở nên "xấu xí" trong mắt con cái (Ảnh: minh họa)

Sự  thiếu hụt kiến thức

Dù đã là mẹ, vẫn phải liên tục học hỏi. Học không có nghĩa là phải tới lớp, tới trường, mà còn học trong sách báo đọc hàng ngày, trong các chương trình truyền thông, trong giao tiếp trò chuyện với người khác. Đừng bao giờ để khi con hỏi điều gì, người mẹ lại đẩy sang cho người bố.

Sự thất hứa

Văn hào Alexande Dumas (cha) có lần hứa mua cho con cây bút lông ngỗng. Bận bịu quá ông quên mất. Đứa con đã im lặng cả tuần. Khi Dumas nhận ra sự khác thường này và gặng hỏi thì câu trả lời làm ông chết lặng: “Bố chỉ nói mà không làm”

Chỉ ngần ấy thôi, nhưng không đơn giản!

                                                                                                                              VŨ HÀ

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.