Nâng cao chất lượng dân số - vắc-xin từ trong mỗi gia đình

Chia sẻ

Nâng cao chất lượng dân số (CLDS) Việt Nam là cuộc cách mạng trong lĩnh vực dân số hiện nay. Bởi lẽ, công tác này ở mỗi địa phương lại có một cách làm, một mục tiêu khác nhau, và cần đến sự chung tay của cả gia đình và xã hội.

“Ngồi với người già, hãy nghe người già nói”

Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội có khoảng 22% dân số trên 60 tuổi, là một trong những địa bàn có tỷ lệ người cao tuổi (NCT) cao nhất thành phố. Vì thế, trong công tác nâng cao CLDS, một trong những mục tiêu hàng đầu được đặt ra là chăm sóc sức khỏe cả về thể chất và tinh thần cho lớp người “cây cao bóng cả”.

Theo ThS, BS Nguyễn Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm, người già ở đô thị hiện nay, đối mặt với nhiều vấn đề về tinh thần, dễ thấy nhất là họ cảm thấy cô độc, là người thừa, đôi khi trở thành nỗi phiền cho con cháu.

“Có cô con gái từng nhờ cán bộ dân số đến nói chuyện với mẹ mình, dù mẹ cô chẳng có bệnh gì, chỉ là người già thích được hỏi han, mà các con bà thì bận rộn quá. Hay có bác chỉ mới ngoài 70 tuổi, nhưng đến trung tâm dân số lần nào cũng than thở chẳng muốn sống nữa, vì con cái chẳng cần đến mình. Cán bộ dân số lắng nghe, tỉ tê mãi, bà mới kể rằng, thì ra đã 1 tuần rồi con gái chưa đến thăm. Lại có bác lần nào đến cũng trong tâm trạng khó chịu, ấm ức như bị dồn nén, ra là lâu rồi chưa có ai tâm sự. Chúng tôi ngồi nghe và cụ được trải lòng. Đó là những chuyện “như cơm bữa” mà người làm dân số được chứng kiến từ NCT. Họ có thể là những người ở độ tuổi ngoài 50, 60, trình độ học vấn cao, sức khỏe tốt, vẫn tham gia sinh hoạt cộng đồng và cống hiến cho xã hội trên nhiều lĩnh vực, hoặc là những người già hơn, chủ yếu ở nhà và làm bạn với vô tuyến, điện thoại và 4 bức tường. Nhưng tựu chung, sự bỏ quên của con cái, người thân khiến họ tích tụ dần những suy nghĩ tiêu cực và nỗi tự ti ngày càng lớn”, BS Hoa chia sẻ.

Nói vậy, không phải để trách cứ con trẻ vô tâm với người lớn. Chị Hoa nói thêm, có nhiều cụ ông, cụ bà được con cháu gửi về biếu nhiều của ngon, vật lạ, thực phẩm chức năng đắt tiền, hay là được đưa đi chơi, du lịch nghỉ dưỡng…, nhưng họ vẫn thấy thiếu sự quan tâm. “Bởi với bất kỳ đối tượng nào, trong đó có NCT, điều quan trọng hơn cả là ở bên để giúp họ có một tinh thần tích cực, một lời hỏi han đúng lúc vẫn có tác dụng hơn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng hay một số tiền lớn. Người già, họ vẫn cần được lắng nghe nhiều hơn!”.

xXác định nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi là nhiệm vụ quan trọng nên nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về y tế cho người cao tuổi. (Trong ảnh: Người cao tuổi quận Hoàn Kiếm được các bác sỹ đầu ngành của BV Châm cứu Trung ương tư giải đáp thắc mắc về những căn bệnh thường gặp ở người già).

Bởi vậy, từ nhiều năm nay, ngành Y tế quận Hoàn Kiếm mở rộng các chương trình chăm sóc sức khỏe cho NCT bằng việc hợp tác với nhiều bệnh viện lớn như: BV Hữu nghị Việt Đức, BV Hữu nghị Việt Xô, BV Châm cứu TW, Viện Huyết học. Các chương trình sàng lọc hướng đến những chuyên khoa rất sâu như đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, đồng thời chú trọng đến “tâm bệnh” như trầm cảm, stress ở người già. “Chúng tôi còn làm những chương trình giao lưu với NCT. Ở đó, các cụ ông, cụ bà trở thành trung tâm, diễn các tiểu phẩm, tình huống lấy chất liệu từ cuộc sống thường ngày, giúp họ được chia sẻ, lắng nghe, rèn cho mình tinh thần tích cực để có lối sống tích cực”.

NCT nếu được quan tâm đến đời sống tinh thần thì bệnh tật sẽ giảm đi đáng kể. “Cách truyền thông đúng đắn trong công tác dân số NCT chính là “phòng cháy”, tức là trang bị kiến thức cho cả người già đến con, cháu của họ, chứ không phải là “chữa cháy”, đợi tới khi có bệnh thì mới khám. Đồng thời, vai trò của gia đình cũng cực kỳ quan trọng. Mỗi thành viên đều cần phải thấy mình có trách nhiệm với người thân, từ đó có những quan tâm, để ý thiết thực, ấm tình, đừng quá lạm dụng vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần” .

“Vẽ đường cho hươu chạy” là đúng!

Dịch Covid-19 khiến các em học sinh phải nghỉ học ở trường, thời gian ở nhà và làm bạn với các thiết bị điện tử, tiếp cận mạng xã hội nhiều hơn. Điều này cảnh báo nhiều nguy cơ ập đến với trẻ, nếu không được người lớn giám sát và kiểm soát.

Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Ba Đình Nguyễn Thanh Hiếu từng có một khảo sát và được biết rất nhiều em trong độ tuổi học cấp 1 đã dùng facebook. “Đó thật sự là con dao hai lưỡi. Vì nếu không được kiểm soát, các em sẽ bị đối tượng lạ kết bạn, lôi kéo, thậm chí là lạm dụng, xâm hại và rất nhiều biến tướng khác”.

Dịch bệnh càng khiến nguy cơ ấy hiện rõ hơn. Vì thế, để vừa đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch, vừa phổ biến kiến thức đến các em và gia đình, ngành Dân số quận Ba Đình chuyển hướng truyền thông thành các nhóm nhỏ, tổ chức tại các khu dân cư, với sự phối hợp của chính quyền và đoàn thể cơ sở. “Phải tạo môi trường gần gũi để các em chia sẻ thì người lớn mới nắm bắt được và có giải pháp, kỹ năng cho các em nhận biết phải làm gì”, chị Hiếu cho biết.

Một buổi truyền thông về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trong đại dịch được Phòng Dân số quận Ba Đình phối hợp các đoàn thể tổ chức tại phường Giảng Võ, thu hút nhiều gia đình tham gia.Một buổi truyền thông về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trong đại dịch được Phòng Dân số quận Ba Đình phối hợp các đoàn thể tổ chức tại phường Giảng Võ, thu hút nhiều gia đình tham gia.

Không chỉ những nguy cơ trên môi trường mạng, mà tác động của dậy thì sớm cũng ảnh hưởng rất lớn đến CLDS trẻ em. Nổi cộm là lệch lạc trong suy nghĩ về tình dục của trẻ em. “Trước đây, các kiến thức này được chúng tôi truyền thông trực tiếp ở trường học, nhưng do dịch bệnh nên các CTV dân số phải đến tận nhà truyền thông cho bố mẹ và các em về kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, từ những cái nhỏ nhất như thay băng vệ sinh như thế nào, cách vệ sinh bộ phận sinh dục và cơ thể ra sao… Nhu cầu tình dục là vấn đề mà nhiều bố mẹ còn chưa dám nói, nhưng để tránh trường hợp quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài ý muốn, thì không thể không “vẽ đường cho hươu chạy”!”

Nhận thức rõ điều đó, các chương trình truyền thông của chị Hiếu luôn thu hút trẻ em và cả bố mẹ, ông bà các em tham gia. “Với trẻ, đó thật thật sự là sân chơi, các em được nói về những khám phá cơ thể mình, có em mạnh dạn chia sẻ mình từng bị xâm phạm thân thể trên đường đi học, trước đây cứ nghĩ mình là người có lỗi và giấu diếm, nhưng giờ đây khi hiểu ra thì đã thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Còn với người lớn, sự nhận thức đã thay đổi theo hướng tích cực. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, với trẻ em, trong mỗi gia đình, bố mẹ đừng bao giờ né tránh, sợ vẽ đường cho hươu chạy, đừng để con trẻ đâm quàng bụi rậm rồi mới tìm cách lôi ra”, chị Hiếu cho biết.

Gia đình là liều vắc-xin nâng cao chất lượng dân số

Công tác dân số luôn là vấn đề rất được quan tâm, là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững, bao trùm của đất nước. 

Nhìn từ hai địa phương tiêu biểu của Hà Nội, có thể thấy, công tác dân số đang ngày càng có sự thay đổi theo hướng chăm sóc song song cả về thể chất và tinh thần, đặc biệt chú trọng đến sự quan tâm, chăm sóc từ chính gia đình. Không phân biệt giới, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, bảo đảm phụ nữ và nam giới có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau; Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho từng thành viên chính là khởi nguồn cho nâng cao CLDS cả nước!

Bác sỹ Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng

Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục Dân số, KHHGĐ, Bộ Y tế

QUỲNH ANH

 

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.