Nghiên cứu xây dựng mô hình “1 điểm dừng” cho phụ nữ và trẻ em

Bài và ảnh: Trung Thu
Chia sẻ

(PNTĐ) -Năm 2022 kết thúc đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực của Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ kết hôn (Trung tâm); Hội đồng tư vấn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em (Hội đồng) trực thuộc Hội LHPN Hà Nội trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật, hỗ trợ giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em.

Nghiên cứu xây dựng mô hình “1 điểm dừng” cho phụ nữ và trẻ em - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng tư vấn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em phát biểu tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2022.

700 phụ nữ được trợ giúp pháp lý
Báo cáo kết quả hoạt động năm 2022 tại Hội nghị tổng kết hoạt động do Hội LHPN Hà Nội tổ chức cho thấy: Hội đã chủ động triển khai công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ thông qua hoạt động của Trung tâm, Hội đồng và hoạt động giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo. 

Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ kết hôn đã tiến hành 10 cuộc trợ giúp pháp lý cho 700 phụ nữ, tư vấn trực tiếp cho 155 trường hợp trên 6 huyện về các quy định pháp luật đất đai, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình… Tiếp và tư vấn 14 lượt khách liên quan đến đất đai, hôn nhân gia đình, bạo lực gia đình và các lĩnh vực khác. 

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng cho biết: Năm 2022, Thường trực Hội đồng đã tham vấn ý kiến thành viên hội đồng 6 vụ việc đơn thư phức tạp về đất đai, bạo lực xâm hại phụ nữ, hôn nhân gia đình; tham mưu Hội LHPN Hà Nội mời Thành viên Hội đồng Tư vấn tham gia ý kiến xây dựng và trình UBND Thành phố phê duyệt 2 Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026” và “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2026”; tham vấn ý kiến và mời tham gia Ban giám khảo 2 cuộc thi trực tuyến trên trang Fanpage “Hội LHPN thành phố Hà Nội” về “Tìm hiểu quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động” và “Tìm hiểu pháp luật về đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình”; 1 cuộc thi clip: “Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em”…

Cùng với đó, Hội LHPN Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 47 đơn thư, chỉ đạo Hội LHPN các quận, huyện nắm bắt thông tin, tư vấn hỗ trợ pháp luật, kiến nghị, phối hợp các cơ quan chức năng giải quyết 30 đơn thư; tư vấn trực tiếp cho 2 đương sự, tư vấn qua điện thoại cho 5 lượt đương sự; Hội LHPN Hà Nội đã gửi 13 công văn kiến nghị tới các cơ quan liên quan giải quyết 12 đơn thư, vụ việc; gửi 2 công văn trả lời đương sự; tiếp nhận 9 vụ việc từ Ngôi nhà Bình yên của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN các quận, huyện Thanh Oai, Hoàng Mai, Hà Đông, Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm nắm bắt thông tin, phối hợp giải quyết, hỗ trợ nạn nhân; nắm bắt thông tin 15 vụ việc qua dư luận xã hội; đã chỉ đạo các quận, huyện xác minh thông tin từ cơ sở, hướng dẫn hỗ trợ, lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, trẻ em 13 vụ; tham mưu lên tiếng 2 vụ việc, gửi 3 công văn tới các cơ quan chức năng đề nghị bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và trẻ em.

Đánh giá của bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội đồng cho thấy, hoạt động của Trung tâm và Hội đồng trong năm 2022 đã góp phần nâng cao nhận thức cho phụ nữ và nhân dân trong chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.

Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho phụ nữ
Theo luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Đoàn luật sư TP Hà Nội, hiện nay, tình trạng phạm tội đang có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, luật sư Hảo đề xuất trong năm 2023, Hội LHPN Hà Nội sẽ đẩy mạnh triển khai tuyên truyền pháp luật trong các trường học, trung tâm giáo dục thường xuyên và tại một số địa bàn có tỷ lệ các vụ việc xâm hại, bạo hành phụ nữ, trẻ em còn cao; quan tâm hơn nữa tới các hội viên phụ nữ, nhất là trang bị kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ trước nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại, bạo hành… Nhiều ý kiến cũng đề nghị mở rộng nội dung tuyên truyền vào các vấn đề thời sự liên quan đến phụ nữ, trẻ em như cảnh báo bẫy “việc nhẹ lương cao”, các thủ đoạn mới mua bán người… 

Thống nhất với những đề xuất này, bà Nguyễn Thị Thu Thủy thông tin, bước sang năm 2023, các cấp Hội sẽ tăng cường hơn nữa công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trên địa bàn để kịp thời phản ánh, đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến phụ nữ và trẻ em; tiếp tục phát huy vai trò của thành viên Hội đồng tư vấn, cộng tác viên của Trung tâm trong hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, góp ý kiến phản biện xã hội, đề xuất chính sách, giám sát việc thực hiện các luật pháp chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.

Đặc biệt, năm 2023, Hội LHPN Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp xây dựng mô hình liên ngành cấp Thành phố “một điểm dừng” hỗ trợ ban đầu cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

(PNTĐ) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình vừa mang tính ổn định, bền vững, nhưng cũng mang tính linh hoạt, vận động để thích ứng với sự đổi thay của xã hội. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự thay đổi rõ rệt của các hình thái gia đình.
“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

(PNTĐ) - Những ngày này, chuyện kiều nữ làng hài Nam Thư bị công kích, lập nhóm anti* chỉ trích trên mạng xã hội khi vướng tin đồn “giật chồng” gây xôn xao dư luận. Trong showbiz Việt, nhiều người đã bị “tẩy chay” khi công khai hoặc bị phát hiện làm người thứ ba.
Già cậy... người dưng

Già cậy... người dưng

(PNTĐ) - Nhà có đứa con trai thành đạt, cuộc sống phương trưởng, cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của bà được an nhàn hưởng phước. Theo quy luật thì “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng với bà “già lại phải cậy người dưng”…
Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

(PNTĐ) - Từng đổ vỡ một lần và bước vào cuộc hôn nhân mới, chị Nguyễn Kiều Hoa (33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) được cả nhà chồng yêu thương. Khi chị vào phòng mổ sinh em bé, nội ngoại ở ngoài háo hức chờ mong và vỡ òa hạnh phúc chào đón “mẹ tròn con vuông”.
Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

(PNTĐ) - Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế của cả nước, các giá trị văn hóa của Hà Nội, trong đó có giá trị gia đình đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Song, trong “cơn lốc” kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Thủ đô đang đứng trước vô vàn thách thức. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là lời giải cho loạt bài “Phát huy giá trị gia đình Thủ đô: Từ truyền thống tới hiện đại”.