Nhật ký yêu con của mẹ

Linh Lê
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sau tuần trăng mật, hai vợ chồng tôi đưa nhau về chào đằng ngoại. Mẹ tôi và các em đã chuẩn bị rất nhiều món ngon để đón chúng tôi. Cơm nước xong, mẹ liền gọi chúng tôi ra uống nước, rồi đưa cho chồng tôi một quyển sổ đã cũ, được đặt trong một túi nhựa.

Nhật ký yêu con của mẹ - ảnh 1
Ảnh minh hoạ

- Mẹ giao lại cuốn sổ này cho con. Mẹ đã sinh và nuôi được một cô con gái khỏe mạnh để giờ về làm vợ con và sau này là mẹ của các con con. Con hãy chăm sóc vợ thật tốt nhé.

 Chồng tôi đón lấy cuốn sổ giấy mẹ đưa bằng ánh mắt ngạc nhiên rồi nhẹ nhàng lấy sổ ra xem. Anh khẽ reo lên: “Ồ, là sổ tiêm chủng của em này”.

Cuốn sổ tiêm chủng mẹ đã giữ suốt gần 30 năm qua. Ở trang đầu tiên, có ghi rõ thời gian tôi được đưa đi tiêm vắc-xin phòng bệnh lao là khi mới 1 ngày tuổi. Rồi ở những trang tiếp theo là chi chít các lịch tiêm chủng nhiều loại bệnh... mà tôi đã được tiêm.

Chồng tôi xuýt xoa hỏi: “Mẹ ơi mẹ giữ sổ tiêm chủng của nhà con cẩn thận vậy ạ. Vợ con bao nhiêu tuổi là cuốn sổ này bấy nhiêu năm luôn; mà con thấy mẹ cho vợ con đi tiêm chẳng thiếu bệnh nào cả...”.

Mẹ tôi cười: “Thì người mẹ nào mà chẳng muốn con được lớn lên khỏe mạnh”. Rồi mẹ kể trước đây có 1 lần, mẹ từng suýt làm thất lạc cuốn sổ khi để quên ở trạm xá. Thời đó chưa có hệ thống ghi chép tiêm chủng điện tử như bây giờ, nếu làm mất sổ thì sẽ khó kiểm soát được các loại vắc-xin mà tôi đã được tiêm. Rất may là mẹ tìm lại được cuốn sổ và từ đó giữ gìn rất cẩn thận, không cho ai được tùy tiện lấy ra. Thậm chí, khi lịch tiêm chủng được số hóa, mẹ vẫn giữ thói quen giữ sổ tiêm chủng bằng giấy. Chẳng thế mà các bác sĩ đều cũng xuýt xoa vì tôi được phòng bệnh rất đầy đủ. 

Tôi cười nói với chồng: “Cuốn sổ này chỉ là một trong nhiều món đồ liên quan đến em mà mẹ giữ gìn. Chẳng hạn mẹ cũng giữ được đúng tờ lịch của hôm em chào đời; nhúm tóc tơ đầu tiên của em cắt sau khi đầy tháng; chiếc áo sơ sinh và cái yếm em mặc lúc mới chào đời. Cuốn sổ liên lạc của em năm học THCS...”. 

Bây giờ thì tôi đã lấy chồng và không còn ở cùng mẹ. Vì vậy mà mẹ bàn giao lại cuốn sổ tiêm chủng thay cho lời nhắn nhủ con rể thay mẹ chăm sóc tôi chu đáo. “Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi vợ chồng là bạn đời của nhau. Sau này về già, vợ chồng con vẫn sẽ nương tựa vào nhau. Các con phải giữ cho nhau hạnh phúc, khỏe mạnh nhé”.

Mẹ tôi vốn ít nói và thường ít nói ra lời yêu với tôi. Nhưng với tôi, cuốn sổ tiêm chủng không chỉ là... sổ ghi lại lịch tiêm chủng mà chính là cuốn nhật ký yêu con của mẹ tôi.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.