Nhìn con sửa mình

Chia sẻ

“Tháng sau con nhận việc làm thêm để đỡ đần cho mẹ! Con dạy gia sư cho một gia đình ở trên phố cổ mẹ ạ! Tuy hơi xa một chút nhưng con sẽ cố vì tiền công cũng khá…”, “Từ nhà mình lên đó gần 15 cây số, con đạp xe thì mệt lắm. Thôi để mẹ cố thời gian nữa, rồi nhà mình sẽ ổn.

Nhìn con sửa mình - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

“Tháng sau con nhận việc làm thêm để đỡ đần cho mẹ! Con dạy gia sư cho một gia đình ở trên phố cổ mẹ ạ! Tuy hơi xa một chút nhưng con sẽ cố vì tiền công cũng khá…”, “Từ nhà mình lên đó gần 15 cây số, con đạp xe thì mệt lắm. Thôi để mẹ cố thời gian nữa, rồi nhà mình sẽ ổn”… tiếng đứa con gái thủ thỉ với mẹ dưới bếp lọt vào tai anh.

Mặc mẹ không đồng ý, con bé vẫn nhận công việc gia sư trên phố. Nó học buổi sáng, đi dạy gia sư buổi chiều. Tuần 4 buổi, nó lóc cóc đạp xe lên phố dạy thêm. Nhà xa, phố đông tắc đường, chiều muộn nó mới về rồi lại ào vào bếp cùng với mẹ. Cơm nước soạn xong, nó lại nhanh nhảu chạy lên mời bố xuống ăn cơm. Trong bữa cơm, miệng con bé lại thía lia với bao nhiêu câu chuyện mà nó bắt gặp trong ngày. Đôi lúc, anh ngạc nhiên không biết làm thế nào mà một đứa trẻ lại có thể thích nghi được với cuộc sống đầy khó khăn vất vả mà vốn dĩ với nó chưa từng một lần trải qua. Vì ngay cả bản thân anh lúc này vẫn còn chưa thể thích nghi nổi.

Gia đình anh vừa trải qua một biến cố “lịch sử” khi công việc làm ăn của anh phá sản. Bố mẹ mất đi, để lại cho anh thừa hưởng cơ ngơi làm ăn phát đạt của gia đình. Thời gian qua, dịch bệnh, thiên tai dồn dập, công việc làm ăn thua lỗ liên tiếp dẫn đến phá sản. Tài sản trong nhà phải bán hết để trả nợ. Vợ anh, từ xưa đến nay chỉ biết ở nhà nội trợ, chăm con thì nay trở thành lao động chính, chở hàng bỏ mối cho các đại lý trong phố. Đứa con gái hàng ngày được bố đưa đón ôtô đến trường thì nay phải tự mình đi xe đạp đi học. Cả nhà chen chúc trong căn hộ nhỏ hơn 30 mét vuông. Anh suy sụp trước sự thất bại đó, chán nản, chôn mình trong men rượu giải sầu.

Cứ ngỡ, bọn trẻ chẳng thể thích nghi được cuộc sống nghèo khổ ấy, vậy mà chúng “gượng dậy” nhanh hơn cả anh. Con bé chấp nhận hoàn cảnh, đạp xe đi học mỗi ngày, biết thương mẹ, động viên bố mỗi khi bố uống rượu say buồn bã, chán nản.

Con bé kể, mỗi buổi đi dạy gia sư được trả công một trăm ngàn. Nó nhẩm tính, cuối tháng sẽ có bao nhiêu tiền để phụ mẹ. Anh nghe mà cảm thấy xấu hổ, bởi mỗi bữa nhậu của anh với bạn bè gấp mấy lần số tiền con kiếm được trong vất vả.

Anh bắt đầu nhìn con để sửa mình. Nó là một đứa trẻ nhưng biết chấp nhận sự thay đổi của cuộc sống, cố gắng thích nghi, còn biết lăn xả để giúp mẹ. Còn anh, thân làm trụ cột trong nhà không gánh vác được sự nghiệp còn đẩy vợ con vào cuộc sống khổn khổ; đã vậy còn gục ngã, sống bê tha. Con bé như tấm gương nhỏ buộc anh phải lặng lẽ soi mình hàng ngày.

Anh bắt đầu bỏ rượu, tìm công việc mới để làm. Trước đây, anh nghĩ không thể “hạ mình” đi làm các công việc thấp kém trong xã hội, vì trước đây anh từng làm chủ, có cuộc sống phong lưu. Nhưng nhìn con bé, từ một tiểu thư sống trong nhung lụa mà nay chấp nhận cuộc sống nghèo khổ. Nó chẳng tự ti, cũng chẳng mặc cảm, mà xem cuộc sống này là một trải nghiệm để vươn lên. Nó hiểu được điều đó do trước đây được mẹ cho tham gia nhiều chuyến từ thiện giúp đỡ, hỗ trợ các bạn nghèo khổ của vùng núi. Với nó, nghèo không phải là điều xấu hổ để phải trốn tránh, mặc cảm.

Đêm nằm bên anh, chị bảo nhanh vững vàng trở lại là nhờ nhìn con để “sửa” lại cuộc sống của chính mình. Khi gia đình phá sản, chị cũng sốc, nhưng vì tương lai của hai đứa con, chị buộc mình trở nên mạnh mẽ, chấp nhận lăn lộn ra cuộc sống để mưu sinh. Điều mà trước đây, chị chưa hề nghĩ đến. Ôm vợ vào lòng, anh nhận ra việc nhìn con để sửa mình, bắt đầu từ hôm nay vẫn chưa muộn để làm điều đó.

THU VÂN

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.